UAV Azerbaijan phá hủy pháo phản lực BM-30 Smerch của Armenia.
Vào lúc 0 giờ (giờ Matxcova) ngày 10/11/2020, chính quyền Armenia của Thủ tướng Pashinyan đã chứng minh một lần nữa điều này là đúng…
Đó chính là thời điểm "Hiệp định hòa bình" giữa Armenia và Azerbaijan dưới sự chứng giám của Nga được ký kết, đánh dấu sự thất bại của Armenia trong cuộc chiến Nagorno-Karabakh với Azerbaijan cùng với sự xuất hiện lính mũ nồi xanh Nga tại Artsakh.
Ngày 10/11 được coi là ngày chiến thắng của người Azerbaijan, ngược lại đó cũng là ngày thất bại của Armenia… Tuy nhiên, Azerbaijan cũng đừng quá khoe khoang chiến thắng của mình bởi nó chưa có gì là ghê gớm, hiển hách cả.
Tại sao Armenia thất bại?
Có rất nhiều đổ lỗi cho sự thất bại, nhưng tựu trung lại nó thuộc 2 bình diện chính trị và quân sự.
Về chính trị, người ta cho rằng do Armenia quay lưng với Nga, hoặc do Armenia quay lưng với Nagorno-Karabakh (Cộng hòa tự trị Artsakh) hay cả hai.
1. Chính quyền Armenia quay lưng với Artsakh? Theo đó, Armenia muốn bán đứng Artsakh để được Anh, EU và NATO "đầu tư"… khi họ có chỗ đứng chân tại Transcaucasus, đẩy căn cứ quân sự Nga ra khỏi khu vực này.
Thực tế là hơn 26 năm, kể từ chiến thắng trong cuộc chiến với Azerbaijan năm 1994, Armenia vẫn không công nhận Cộng hòa tự trị Artsakh và thậm chí khu vực Nagorno-Karabakh không có trong hoạch định địa chính trị của họ.
Hệ thống, khả năng phòng thủ của Artsakh vẫn y nguyên như năm 1994. Điều đó chứng tỏ sự sống còn hay sự tồn tại của Artsakh không được chính quyền Armenia quan tâm, đầu tư. Phải chăng nó sẽ được dùng để trao đổi khi cần?
Trong tháng 10, sau khi nguy cơ thất bại của Armenia xảy ra, Nga đề nghị Thủ tướng Pashinyan giao trả lại 7 khu định cư đã chiếm trong năm 1994 cho Azerbaijan để kết thúc chiến tranh nhưng ông Pashinyan không chấp nhận.
So sánh tương quan lực lượng giữa 2 bên trước khi chiến sự Azerbaijan và Armenia nổ ra.
Và, chờ cho đến khi mất Shushe và thời khắc toàn bộ Artsakh bị quân Azerbaijan chiếm giữ chỉ tính bằng giờ thì ông ta mới chấp nhận ký Hiệp định hòa bình 10/11 như chúng ta đã biết.
Đến đây có người cho rằng Pashinyan không phản bội Artsakh vì nếu thế thì thay vì ký, ông ta cứ để cho toàn bộ Cộng hòa Artsakh rơi vào tay Azerbaijan, nhưng thật đáng tiếc, họ chưa hiểu một điều rằng, Điện Kremlin tuyệt đối không cho phép bất kỳ kẻ nào vượt qua lằn ranh đỏ là Artsakh.
Việc ai đó cố tình bắn hạ chiếc trực thăng tấn Mi-24 của Nga trước lúc ký Hiệp định hòa bình để "phá tan bàn tiệc quân sự" của 3 người cũng không ngăn cản được Tổng thống Nga Putin "yêu cầu" Thủ tướng Armenia Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Aliyev phải ký vào văn bản.
Chắc chắn yêu cầu của Nga là rắn như đinh và hành động thì cực kỳ quyết liệt… cho nên khi thế giới nghe được Hiệp định hòa bình công bố thì cũng là lúc xuất hiện 414 lính Nga cùng toàn bộ vũ khí trang bị hỗ trợ đã có mặt tại Artsakh như từ "dưới đất chui lên".
2. Armenia quay lưng với Nga? Đây là ngôn ngữ qua lại giữa các nhà phân tích người Nga và người Armenia, tuy nhiên, khách quan thì "quay lưng" được thay bằng "bài Nga" thì chính xác hơn.
Sau khi cuộc cách mạng màu Armenia diễn ra năm 2018, thay thế chính quyền thân Nga là chính quyền của ông Pashinyan thân Mỹ-Phương Tây và được tỷ phú Mỹ tài trợ, nuôi dưỡng…thực hiện bài xích, chống Nga là thật. Nhưng liệu điều này có liên quan đến sự thất bại tại Artsakh không?
Có thể nói, nếu như không có chuyện Armenia quay lưng, bán đứng Artsakh cho Anh và NATO thì việc thất bại nặng nề của Armenia bởi Azerbaijan nguyên nhân chính là sự bài xích Nga của chính quyền Thủ tướng Pashinyan.
Armenia tổn thất nặng nề trước Azerbaijan.
Có thể nói, chính quyền Armenia "bài Nga" rất triệt để, họ vứt bỏ một lớp chỉ huy quân đội dày dạn kinh nghiệm và trình độ từ cấp chiến thuật cho đến cấp chiến lược không do dự. Nên biết là để có được đội ngũ này phải cần rất nhiều thời gian và thẩm chí phải đổi bằng xương máu.
Toàn bộ sỹ quan tham mưu tác chiến, tình báo, cấp cao được đào tạo tại Nga, những sỹ quan chỉ huy chiến trường người Nga gốc Armenia làm nên chiến thắng năm 1994, nói chung, những người có trình độ, kinh nghiệm chiến đấu dính dáng đến Nga đều bị đuổi khỏi quân đội.
Rốt cuộc, thành phần chỉ huy quân đội, tình báo đều trẻ măng, trưởng thành từ đường phố và phòng lạnh. Và thật không may, Bộ Tham mưu Azerbaijan – Thổ Nhĩ Kỳ đã nắm rất chắc diễn biến này…
Tiếp theo, chính quyền Armenia không nghĩ rằng:
1. Chuẩn bị cho chiến tranh. Người ta đổ lỗi cho vũ khí Nga không hiệu quả để chống lại vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, rằng mua tên lửa đạn đạo Iskander, tiêm kích Su-30SM… nhưng không hề được sử dụng trong cuộc chiến là sự lãng phí và thiếu khoa học.
Vũ khí Nga không có lỗi mà lỗi chính là người mua nó. Mua vũ khí để đánh nhau với ai, mua loại vũ khí nào để phù hợp với nghệ thuật quân sự của mình, đồng thời để chống trả lại được đối phương… đó là việc của người mua chứ không phải của người bán.
Trong khi người Nga đưa hệ thống tác chiến điện tử của mình sang để thực nghiệm không chỉ chống lại UAV mà cả loại tên lửa chống tăng Spike-LR và Spike-NLOS do Israel chế tạo có trong trang bị của Quân đội Azerbaijan.
Thực tế cho thấy dòng tên lửa này có hiệu quả rất cao trong cuộc chiến, nhưng ngay từ đầu, dường như giới quân sự Armenia lường trước được uy lực của chúng.
Nếu Armenia mua hệ thống phòng vệ chủ động SHTORA của Nga thì đương nhiên, các phương tiện bọc thép, đặc biệt là xe tăng của họ sẽ ít bị tổn thương hơn trước các cuộc tấn công của máy bay không người lái Azerbaijan và tên lửa chống tăng có điều khiển của Israel.
SHTORA được đánh giá là một trong những hệ thống phòng vệ hiện đại và độc nhất trên thế giới hiện nay, nó giúp bảo vệ các phương tiện cơ giới trước tên lửa chống tăng của đối phương, với bộ phát gây nhiễu hồng ngoại và laser, phóng lựu đạn khí dung… có hiệu quả chống lại cảm biến điện quang (FLIR) của máy bay không người lái tự sát Harop mà Azerbaijan sử dụng.
Trong khi Azerbaijan – Thổ Nhĩ Kỳ tập trung hơn 60 máy bay tại các sân bay giáp biên, và trước đó giới quân sự Azerbaijan mua hàng chục UAV của Thổ Nhĩ Kỳ thì tình báo, tham mưu của Armenia gần như mù tịt, hoặc dửng dưng, không lo đối phó chuẩn bị cho chiến tranh.
Azerbaijan mua hàng chục UAV của Thổ Nhĩ Kỳ
Tóm lại, người Armenia chẳng có một chút gì chuẩn bị cho chiến tranh. Vậy, liệu người Nga phải có nhiệm vụ tư vấn cho chính quyền Armenia - kẻ bài Nga, coi Nga là kẻ thù để bảo vệ Artsakh? Không.
Vậy, chỉ có thể Armenia quá ỷ lại vị thế "bài Nga" của mình nên họ không tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ lại ra tay giúp Azerbaijan tấn công vào một quốc gia bài Nga, thân Mỹ-Phương Tây và NATO như Armenia đã đang triển khai thực hiện. Nhưng… nàng Armenia xinh đẹp cứ hở ra là Anh, Thổ Nhĩ Kỳ "xơi" ngay.
2. Tác chiến. Có rất nhiều "bí ẩn" rất phi logic mà không thể chấp nhận được trong hoạt động tác chiến nếu không muốn nói là ngớ ngẩn.
Với lợi thế về địa hình tuyệt đối, người Azerbaijan chỉ có thể tấn công thọc sâu vào Artsakh chỉ qua 3 thung lũng, nhưng hầu như trong toàn bộ cuộc chiến quân Armenia chỉ có tổ chức phản công 2 lần, còn hoàn toàn phòng ngự thụ động trước lối đánh của quân Azerbaijan được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.
Hơn 20.000 quân thiện chiến ở phía Bắc bị Azerbaijan nghi binh "cầm chân", trong khi phía Nam, Armenia huy động dự bị thất bại, khiến cho lực lượng phòng ngự ở đây mỏng, rệu rã vì không có quân tiếp viện… nên đã bị quân Azerbaijan chọc thủng tuyến phòng ngự dễ như... mơ.
Nói thẳng ra là, ở tầm chiến dịch, Armenia hay chính xác hơn là quân của Artsakh không có lực lượng dự bị, họ thua kém về kế, thua kém về mưu, thua kém về lực, thua toàn diện, mặc dù lực lượng tấn công của quân Azerbaijan không quá đáng gờm.
Tóm lại: Chiến tranh là sự phát triển tiếp theo của chính trị, cho nên, khi ý đồ chính trị đã nhằm vào mục đích gì thì hoạt động quân sự cũng đều phục vụ cho mục đích đó. Nếu anh đã muốn bán đứng lãnh thổ để được một điều gì đó thì hoạt động quân sự cũng được đạo diễn cho vở kịch đó.
Điều gì xảy ra nếu toàn bộ khu vực Nagorno-Karabakh rơi vào tay Azerbaijan – Thổ Nhĩ Kỳ + Anh?
Về quân sự, người thì đổ lỗi cho vũ khí Nga, người thì đổ lỗi cho hoạt động tác chiến của quân đội Armenia và Artsakh nhưng dù gì thì họ vẫn phải đối mặt thực tế phũ phàng là thua tan nát trước lực lượng của Azerbaijan