Vạch mặt thủ phạm khiến Mỹ-Saudi "toát mồ hôi hột", đưa tên lửa S-400 Nga lên ngôi

Bình Nguyên |

Nếu Mỹ bị tấn công như Saudi thì các kíp phòng không của họ cũng chỉ kịp làm "dấu Thánh" rồi... phó mặc cho số phận. Không thể đỡ nổi đòn tấn công hiểm hóc như thế.

Từ Patriot của Saudi bị "làm nhục", Mỹ xấu mặt...

Trong vụ tấn công mà Mỹ cáo buộc "Iran đứng đằng sau", mặc dù bố trí hệ thống phòng không dày đặc trong đó có cả những tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot "thần thánh" luôn được quảng cáo là tối tân bậc nhất thế giới, nhưng cuối cùng thì Saudi vẫn phải chuốc lấy hậu quả nặng nề.

Đòn đánh hiểm đến mức toàn bộ hệ thống phòng không của Saudi chẳng kịp phản ứng, gần như để mặc cho tất cả tên lửa hành trình, máy bay không người lái của đối phương lao vào mục tiêu như chỗ không người.

Rõ ràng Lực lượng Houthi (hoặc Iran, như cáo buộc của Mỹ và Saudi) đã tính toàn rất kỹ và chọn lối đánh hiểm hóc và đã xuyên thủng thành công lưới lửa phòng thủ bảo vệ các nhà máy lọc hóa dầu.

Chiến thuật mà Houthi sử dụng là tấn công hỗn hợp, trong đó các UAV vừa là mồi nhử để đánh lạc hướng và gây nhiễu các hệ thống radar phòng không của Saudi vừa trực tiếp tấn công mục tiêu. Được UAV hỗ trợ, các tên lửa hành trình chỉ việc bay theo dữ liệu nạp sẵn và dễ dàng lao vào tấn công mục tiêu.

Có thể thấy chưa hẳn công nghệ của các loại vũ khí tấn công Saudi thuộc hàng "thượng thừa" mà thực chất ra là mạng lưới phòng không của Saudi chưa bao giờ phải thử lửa thật sự với phương thức tấn công hỗn hợp như vậy.

Vạch mặt thủ phạm khiến Mỹ-Saudi toát mồ hôi hột, đưa tên lửa S-400 Nga lên ngôi - Ảnh 2.

Nhà máy lọc dầu của Saudi bị tấn công khủng khiếp.

Họ hoàn toàn thiếu những tổ hợp phòng không tầm thấp uy lực có thể nhìn vòng và đánh chặn 360 độ, nhằm tạo thành lưới lửa nhiều tầng, nhiều lớp bọc lót, hỗ trợ lẫn nhau.

Còn Patriot "Made in USA" thì khỏi phải nói, chúng được chế tạo thiên về khả năng chống tên lửa đạn đạo là chính, hầu như không hiệu quả khi phải đối phó với các tên lửa hành trình và mục tiêu là UAV bay thấp. Do vậy, Patriot "thần thánh" giương cờ trắng đầu hàng ở Saudi là chuyện hoàn toàn có thể hiểu được.

Trở lại với nước Mỹ, mà nguy cơ cao nhất chính là các căn cứ quân sự, tàu sân bay và tàu chiến Hải quân Mỹ ở Vùng Vịnh trong một cuộc xung đột tiềm tàng với những đối thủ "cứng cựa" như Iran, nếu bị tấn công thì các kíp phòng không của họ cũng chỉ kịp làm "dấu thánh" rồi... phó mặc cho số phận. Không thể đỡ nổi đòn tấn công hiểm hóc như thế!

Mỹ có truyền thống can thiệp quân sự vào nhiều quốc gia trên thế giới và thường họ chỉ chọn các đối thủ yếu hơn nên khả năng chế áp đối phương là điều không phải bàn.

Điều này dẫn đến sự ảo tưởng về sức mạnh, Mỹ hiện nay hoàn toàn thiếu hẳn các hệ thống đánh chặn tầm thấp để tiêu diệt các mục tiêu như tên lửa hành trình và UAV bay thấp. Một khi bị các vũ khí sát thủ kiểu như tên lửa hành trình Kalibr của Nga tấn công thì họ sẽ chống đỡ thế nào?

Vạch mặt thủ phạm khiến Mỹ-Saudi toát mồ hôi hột, đưa tên lửa S-400 Nga lên ngôi - Ảnh 3.

Các loại vũ khí mà Houthi (và Iran) đã sử dụng để tấn công Saudi.

... tới "nụ cười chiến thắng" của Thổ Nhĩ Kỳ: Lựa chọn sáng suốt

Qua vụ Saudi bị "làm nhục", giới chuyên gia quân sự quốc tế mới thấy nể phục quyết định sáng suốt của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan khi ông bất chấp các sức ép từ Mỹ và phương Tây để trở thành quốc gia "cứng" của NATO đầu tiên sở hữu dòng tên lửa S-400 hiện đại bậc nhất từ Nga.

Qua thực chiến ở Syria, các hệ thống phòng không Nga đã chứng minh được uy lực của mình khi liên tiếp bắn hạ các loại mục tiêu bay, từ loại lớn là tên lửa hành trình "mới, đẹp và thông minh" của Mỹ và liên quân cho tới các mục tiêu nhỏ, thậm chí là siêu nhỏ như các loại UAV tự chế của phiến quân.

Nga có quá nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các hệ thống phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, đặc biệt là các hệ thống phòng thủ tầm gần như Pantsir-S1 và Tor-M2, đều có khả năng phát hiện và tiêu diệt mục tiêu cỡ nhỏ, bay thấp bám địa hình.

Vạch mặt thủ phạm khiến Mỹ-Saudi toát mồ hôi hột, đưa tên lửa S-400 Nga lên ngôi - Ảnh 4.

Thổ Nhĩ Kỳ đã sở hữu tên lửa S-400 từ Nga.

S-400 mà Thổ Nhĩ Kỳ vừa nhận vừa có thể bắn được tên lửa đạn đạo, máy bay ném bom, máy bay chiến đấu vừa có thể bắn được các mục tiêu bay cỡ nhỏ, len lỏi theo địa hình nhờ nhiều loại đạn khác nhau. Patriot của Mỹ, rất tiếc là không có khả năng này.

Tất nhiên, với Thổ Nhĩ Kỳ, nếu chỉ có S-400 thôi thì chưa đủ bởi dù bắn được các mục tiêu giống như Houthi đã dùng để khiến Saudi bẽ mặt nhưng không phải là ưu tiên của hệ thống này. Muốn xây dựng "thành đồng, vách sắt", Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cần phải có các tổ hợp phòng không tầm thấp tương tự Pantsir-S1 và Tor-M2 của Nga.

Dường như Mỹ cũng nhận ra lỗ hổng, những điểm yếu chí tử trong hệ thống phòng không của mình cho nên họ đã nghiên cứu tới việc mua sắm các tổ hợp phòng thủ tên lửa Iron Dome của israel. Chắc chắn trong tương lai gần, một hợp đồng trị giá nhiều tỷ USD sẽ được Mỹ và Israel ký kết.

Có như vậy thì Mỹ mới giảm thiểu được thiệt hại mọt khi bị tấn công bởi những vũ khí tương đối rẻ tiền mà hiệu quả như Houthi (và Iran) đã và đang làm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại