Trước đây, các bộ phận quang điện gắn trên tà vẹt đường sắt đã từng được 2 doanh nghiệp khác là Greenrail của Italy và Bankset Energy của Anh thử nghiệm. Tuy nhiên, với sự hợp tác của Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ ở Lausanne, SW là công ty đầu tiên được cấp bằng sáng chế cho hệ thống này. Điểm ưu việt của hệ thống là khả năng tháo rời các tấm pin để thực hiện các nhiệm vụ bảo trì đường ray; hỗ trợ các đoàn tàu tiếp tục di chuyển mà không bị gián đoạn. Điều này khiến việc điều hành đường sắt sẽ khó khăn và đòi hỏi công nghệ chuyên biệt. SW cũng nói rằng, các tấm pin của họ bền hơn và có phủ lớp chống phản xạ so với các tấm pin thông thường.
Với tổng chiều dài 5.317km, về lý thuyết, hệ thống đường sắt Thụy Sĩ có thể phủ các tấm pin mặt trời, tương đương với 760 sân bóng đá, không kể các đường hầm và các vị trí có ánh sáng mặt trời hạn chế. Theo SW, hệ thống pin trên đường sắt này có thể tạo ra 1 Terawatt-giờ (TWh) điện mặt trời/năm, chiếm khoảng 2% tổng nhu cầu điện trên cả nước. Công ty dự định mở rộng việc lắp đặt ở các khu vực khác của châu Âu như Đức, Áo, Italy và cả Mỹ, châu Á.