Phút căng não của cảnh sát Mỹ: Đúng lúc bắn tội phạm thì súng kẹt đạn, điều gì đã xảy ra?

PnM |

Thao tác tráo đạn tuy đơn giản nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các viên chức thực thi pháp luật - những người vẫn phải mang vũ khí theo người hàng ngày.

Sự việc dưới đây được lấy từ một thông báo năm 2011 của cục cảnh sát Bang Georgia, Mỹ.

Vào tháng 9 năm 2011, một sỹ quan cảnh sát trong khi thực hiện nhiệm vụ đã gặp tình huống đòi hỏi phải ngay lập tức sử dụng vũ khí để triệt hạ tội phạm. Viên cảnh sát bóp cò nhưng viên đạn lại bị kẹt trong ổ đạn. May mắn thay, sỹ quan này đã nhanh chóng khắc phục được sự cố và xử lý thành công tình huống.

Viên đạn "thối" sau đó được gửi đến nhà máy sản xuất để phân tích. Kết quả cho thấy: "Vỏ đạn có một vết nứt nhỏ khiến cho hỗn hợp thuốc súng bị rơi ra ngoài. Đây là hậu quả của việc thường xuyên bị tháo lắp theo chu kỳ."

Người sĩ quan giải thích rằng: ông luôn mang súng đã lên đạn theo người lúc đi làm. Tuy nhiên, vì nhà có con nhỏ nên ông luôn phải lấy viên đạn ra khỏi súng mỗi khi về nhà để đảm bảo an toàn. Và trước khi đi làm vào ngày hôm sau, người cảnh sát nạp viên đạn trên cùng của hộp tiếp đạn vào buồng đạn, còn viên đạn lấy ra từ hôm trước lại được nạp vào thế chỗ.

Cứ như vậy, chỉ có 2 viên đạn được xoay vòng "ổ đạn – hộp tiếp đạn - ổ đạn" ngày này qua ngày khác. Tại thời điểm xảy ra sự cố, số vòng xoay của 2 viên đạn đã vào khoảng 100 lần. Điều này gây ra tổn hại cơ học ở bên trong viên đạn mà không thể nhìn thấy từ phía ngoài bằng mắt thường.

Phút căng não của cảnh sát Mỹ: Đúng lúc bắn tội phạm thì súng kẹt đạn, điều gì đã xảy ra? - Ảnh 1.

Tất cả các viên đạn và hộp tiếp đạn cần được thay đổi vị trí xoay vòng - Ảnh minh họa

Vì thế, nếu việc tháo đạn khỏi súng là lựa chọn duy nhất của xạ thủ để đảm bảo an toàn khi cất giữ súng tại nhà thì các chuyên gia khuyến nghị cần phải lấy toàn bộ đạn ra khỏi hộp tiếp đạn và sau đó nạp chúng lại một cách luân phiên. Ngoài ra, vị trí của tất cả các viên đạn và các hộp tiếp đạn đều cần phải được xoay vòng chứ không phải chỉ một vài viên nhất định nào đó.

Trên hết, biện pháp cất giữ vũ khí tại nhà có hiệu quả an toàn cao nhất không phải là tháo đạn mà là sử dụng chốt an toàn và các tủ chứa kiên cố có khóa.

Khi viên đạn thường xuyên bị lắp vào – tháo ra khỏi buồng đạn thì sẽ xảy ra nguy cơ bong lớp của hỗn hợp thuốc súng. Bên cạnh đó, việc viên đạn nằm ép lâu trong buồng đạn sẽ gia tăng áp lực lên nòng súng và trong nhiều trường hợp sẽ dẫn tới các hậu quả tiểu cực không mong muốn.

Phút căng não của cảnh sát Mỹ: Đúng lúc bắn tội phạm thì súng kẹt đạn, điều gì đã xảy ra? - Ảnh 3.

Một sự cố do đạn bị kẹt trong buồng đạn khiến nòng súng bị phá hủy

Ngoài tất cả những điều trên, xạ thủ cần phải tiêu hủy những viên đạn được sử dụng trong các bài tập tháo lắp vũ khí, cũng như những viên đã được nạp vào buồng đạn quá hai lần nhưng không được bắn đi. Tuân thủ tốt quy tắc này sẽ giúp giảm khả năng đạn bị hóc/kẹt trong súng hoặc thậm chí là các sự cố nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, thật không ngoa chút nào khi nói rằng: Thao tác tráo đạn tuy đơn giản nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các viên chức thực thi pháp luật - những người vẫn phải mang vũ khí theo người hàng ngày. Ngoài ra, những thông tin trong bài này cũng rất đáng để lưu tâm với các xạ thủ ngày ngày đang tháo-lắp vũ khí hoặc có thói quen mang theo súng đã lên đạn.

Trong đoạn video dưới đây các bạn sẽ được xem thế nào là ép đạn và vì sao không nên nhét đạn trực tiếp vào buồng đạn qua lỗ hất vỏ đạn để tiết kiệm thời gian như vẫn thường thấy trong một số phim hành động:

Các xạ thủ đừng bao giờ cố nạp đạn vào buồng đạn qua lỗ hất vỏ đạn nhé!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại