Trong Tuần lễ Tăng cường hệ miễn dịch Thế giới (từ ngày 23/04 – 28/04/2018) vừa rồi, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về một số rủi ro tiềm ẩn trong loại vắc-xin sốt xuất huyết đã gây ra một số tác dụng phụ đến sức khỏe của con người mặc dù bên cạnh đó chúng cũng có tác dụng bảo vệ bạn khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
Năm ngoái là khoảng thời điểm tăng vọt của những ca tử vong do sốt xuất huyết. Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm trùng do virus truyền qua vết đốt của muỗi vằn cái Aedes bị nhiễm bệnh.
Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sau khoảng 3-14 ngày tính từ khi bị muỗi đốt.
Bệnh sốt xuất huyết có thể tấn công bất cứ đối tượng nào, từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn tuổi, nhưng điển hình nhiều nhất là ở trẻ em.
Các triệu chứng đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết là sự tụt giảm số lượng tiểu cầu. Những biểu hiện tiếp theo sau đó phổ biến nhất bao gồm nhức đầu, đau cơ và đau khớp, phát ban đỏ, đau nhức mắt, mệt mỏi và kiệt sức, buồn nôn và ói mửa, huyết áp thấp.
Bên cạnh việc tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh thì đây vẫn chưa phải là biện pháp phòng ngừa duy nhất bởi nếu lạm dụng quá nhiều vắc-xin sẽ dẫn đến những hệ quả tác dụng phụ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cơ thể.
Chính vì thế, các nhà nghiên cứu đã đưa ra cho chúng ta một số phương pháp phòng chữa bệnh tại nhà tự nhiên và an toàn, lành mạnh nhất để bản thân bạn có thể chủ động trong việc hỗ trợ chữa trị căn bệnh sốt xuất huyết này.
1. Lá đu đủ
Lá đu đủ là một trong những phương thuốc ngăn ngừa sốt xuất huyết tự nhiên mà rất hiệu quả. Trong chúng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và các hợp chất hữu cơ giúp gia tăng số lượng tiểu cầu trong mạch máu.
Ngoài ra, hàm lượng vitamin C của lá đu đủ có thể giúp kích thích hoạt động mạnh mẽ của hệ thống miễn dịch và các chất chống oxy hóa, làm giảm sự tác động mạnh của quá trình oxy hóa, loại bỏ độc tố dư thừa trong máu.
- Nghiền nát lá đu đủ và lọc lấy nước cốt
- Uống nước lá đu đủ tươi đều đặn hàng ngày.
2. Lúa mạch
Không chỉ là loại thực phẩm bổ dưỡng thơm ngon, lúa mạch còn có khả năng làm gia tăng số lượng tiểu cầu trong máu bằng cách kích thích sự sản sinh tế bào máu.
Hiện tượng lượng tiểu cầu giảm là một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng của bệnh sốt xuất huyết, gây ra tình trạng suy nhược và tăng tính nhạy cảm của cơ thể. Khiến cho bệnh sốt xuất huyết ngày càng nghiêm trọng hơn.
Để tận dụng lúa mạch vào việc chữa bệnh, bạn có thể uống trà lúa mạch hoặc trộn một chút lúa mạch vào món sinh tố bổ dưỡng của mình.
3. Lá neem
Lá Neem là một loại thảo dược có tính lành và được ứng dụng rất nhiều trong việc chữa trị bệnh cho người, trong đó bao gồm cả bệnh như sốt xuất huyết.
Những gì bạn cần làm đó là ngâm lá và uống chính nước lá neem đó. Trong trường hợp này, chúng có tác dụng làm tăng số lượng tiểu cầu và bạch cầu trong máu.
Nếu bạn nấu lá neem đúng cách, nó có thể mang lại hiệu quả cao trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
4. Nước cam
Nước cam tươi là nguồn giàu chất chống oxy hóa và vitamin, nhất là vitamin C. Điều này rất lý tưởng trong việc điều trị các triệu chứng ở giai đoạn 2 của bệnh sốt xuất huyết.
Ngoài ra, nước cam còn giúp thúc đẩy các kháng thể của hệ thống miễn dịch, khiến cho hệ thống thải độc được hoạt động mạnh mẽ bằng cách giải phóng các độc tố qua đường tiểu.
Cuối cùng, vitamin C, bằng khả năng cung cấp lượng lớn colagen, chúng sẽ thực hiện nhiệm vụ tái tạo tế bào hoàn thiện cho cơ thể.
Rất đơn giản, bạn hãy uống một ly nước ép cam tươi mới mỗi ngày để cải thiện tình hình bệnh nhanh chóng.
5. Lá húng quế
Nhai lá húng quế có thể giúp ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết một cách tự nhiên. Đặc tính tăng cường hoạt động hệ miễn dịch của húng quế đã được các nhà khoa học trong ngành y học Ấn Độ Ayurvedic đề cao trong việc điều trị sốt xuất huyết.
Chiết xuất của húng quế cũng có tác dụng ức chế nhẹ, chống lại sự tác động của virus DENV -1 (virus sốt xuất huyết).
- Nhai trực tiếp lá húng quế
- Bên cạnh đó, bạn có thể thay đổi bằng cách uống trà húng quế ấm
Bên cạnh 5 phương pháp tự nhiên hỗ trợ cho chúng ta chữa trị bệnh sốt xuất huyết bên trên, sau đây còn có những lời khuyên đến từ các chuyên gia trang bị cho bạn những kiến thức căn bản nhưng cũng không kém phần quan trọng nhằm phòng tránh, ngăn chặn mọi khả năng phát sinh bệnh sốt xuất huyết:
- Đóng cửa và cửa sổ sau khi trời trở tối. Lý do là vào lúc ấy, các ký sinh trùng hút máu sẽ tìm đường len lỏi vào nhà của bạn.
Vì vậy, hãy đảm bảo các cửa ra vào, cửa sổ nhà bạn đóng kín để ngăn ngừa muỗi hoặc các côn trùng khác mang mầm bệnh lây truyền vào cho bạn.
- Mặc quần áo kín đáo để tránh muỗi đốt. Dù có hơi khó chịu một chút nhưng nó thực sự rất cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ bị lây truyền virus gây sốt xuất huyết.
Để an toàn nhất, kể cả khi đi ra ngoài hoặc đang ở trong nhà, bạn nên mặc quần áo dài tay.
- Sử dụng thuốc xịt côn trùng là một biện pháp khác để bảo vệ bản thân khỏi muỗi. Có nhiều loại thuốc xịt côn trùng tự nhiên có hiệu quả rất cao, điển hình là tinh dầu lá neem.
Trộn tinh dầu lá neem với dầu dừa sẽ đảm bảo ngăn ngừa côn trùng đến 85%, kể cả muỗi vằn cái Aedes.
- Tỏi cũng có thể hỗ trợ ngăn ngừa mọi côn trùng, bao gồm cả muỗi vì nó có mùi hăng mạnh đặc trưng nổi bật.
Bạn có thể nghiền nát một vài tép tỏi và đun sôi cùng với một ít nước. Phun hỗn hợp nước này quanh nhà để đuổi muỗi cực kì hữu hiệu.
*Theo Boldsky
Quy trình cấp cứu trẻ bị sốt co giật