Sự tồn tại của một cá nhân đại khái bao gồm 2 phần là hình thức và nội tâm. Có người chỉ chú trọng đến ngoại hình, thậm chí còn hay đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài, quần áo, phụ kiện,…
Tuy nhiên, đại đa số mọi người vẫn chú ý nhiều hơn đến bản chất bên trong một cá nhân, bất kể đó là giao tiếp xã hội hay cuộc sống gia đình, họ sẽ coi nội hàm cá nhân và tu dưỡng bản thân là tiêu chí quan trọng để đánh giá.
Thực tế, với đời sống vật chất của con người ngày càng nâng cao thì ngoại hình, trang phục bên ngoài đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều người.
Ngoại hình cá nhân dần được coi trọng
Theo quan điểm của nhiều bạn trẻ, ngoại hình và phong cách ăn mặc của người khác ảnh hưởng rất nhiều đến ấn tượng ban đầu. Với sự ảnh hưởng của định hướng giá trị Á Đông.
Một số bạn trẻ đang dồn sức cho việc ăn diện, làm đẹp khi chưa đến tuổi trưởng thành. (Ảnh minh họa)
Từ quan điểm tâm lý học, giá trị xã hội của một cá nhân có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Chẳng hạn như ngoại hình nổi bật và trang phục lộng lẫy tất nhiên có thể nhận được nhiều lời khen ngợi từ người khác. Phản hồi tích cực như vậy có thể mang lại cho bạn giá trị cảm xúc tốt và sự hài lòng, vui vẻ. Một số bạn trẻ trẻ đang dồn sức cho việc ăn diện, làm đẹp khi chưa đến tuổi trưởng thành.
Trên thực tế, đây đều là lựa chọn cá nhân, chỉ cần bạn không trì hoãn kế hoạch của bản thân thì không có gì là sai trái. Nhưng điều này đã thực sự hợp lý?
Quá chú trọng vào việc mặc trang phục là điều không quan trọng
Ông Jia Pingwa – một nhà viết luận nổi tiếng Trung Quốc đã thảo luận quan điểm của mình về việc lựa chọn trang phục trong một cuộc sách.
Ông cho rằng: "Sự khác biệt giữa con người và động vật là đàn ông ít chú trọng đến ngoại hình, còn phụ nữ lại ưa chuộng điều này. Phụ nữ đẹp hơn nam giới thôi là chưa đủ mà còn phải tỏ ra đẹp hơn giữa những người cùng giới. Điều này thể hiện rõ qua cách ăn mặc".
Trên thực tế, trong tự nhiên, giữa con đực và con cái có những dáng vẻ bên ngoài khác nhau. Và một số loại động vật, chẳng hạn như con công thể hiện vẻ ngoài xinh đẹp của mình thông qua các hành vi khác nhau.
Nhưng trong xã hội loài người, sự khác biệt giữa 2 giới ngày càng rõ ràng và sự cạnh tranh tồn tại giữa những người cùng giới. Chúng ta có thể thấy rằng khi phụ nữ tồn tại trong một không gian, các cá nhân khác nhau sẽ chú ý nhiều hơn đến ngoại hình của mình có nổi bật hay không.
(Ảnh minh họa)
Nhưng xét một cách tế nhị, hành vi và tâm lý như vậy sẽ dẫn đến sự nảy sinh cạnh tranh. Nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu cho rằng một "chiến trường thầm lặng" nổ ra, họ cạnh tranh nhau để hoàn thiện bản thân. Họ có thể khiến mình nổi bật bằng cách mua mỹ phẩm chất lượng hơn, mua quần áo cùng phụ kiện đến từ thương hiệu nổi tiếng, dành nhiều thời gian chăm sóc làn da,… Và những hành động này sẽ làm tốn nhiều thời gian, tinh thần của họ.
Nếu một người phụ nữ dành phần lớn thời gian quý báu của mình mỗi ngày cho những việc này thì không thể nói là lãng phí thời gian, chỉ có thể nói rằng còn nhiều sự lựa chọn tốt hơn. Đặc biệt với những bạn nữ chưa đến tuổi vị thành niên, nếu tận dụng thời gian để trau dồi bản thân thì khi trưởng thành sẽ có cuộc sống tốt hơn, có nhiều cơ hội để ăn diện hơn.
Người ta vắt óc suy nghĩ dùng mỹ phẩm, quần áo đắt tiền để khiến bản thân khác biệt. Và kết quả là bản thân mất đi thời gian, sức lực, năng lượng và cả tiền bạc. Trước khi tập trung vào vẻ bề ngoài, chúng ta nên tìm cách cải thiện, nâng cấp bản thân từ sâu bên trong.
Nguồn: Toutiao