Trong giai đoạn cho con bú, cơ thể người mẹ tạm thời ngừng sản sinh estrogen - loại hormone có liên quan đến nguy cơ phát triển ung thư vú nếu tăng quá mức cho phép. Việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp loại bỏ các ADN tổn thương, sinh ra khối u.
Nghiên cứu cũng phát hiện, trẻ em được nuôi bằng sữa mẹ ít nguy cơ bị béo phì khi lớn lên. Đồng thời, các bà mẹ sử dụng đồ uống có cồn cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Giảm 2% nguy cơ mắc bệnh ung thư nếu cho con bú 5 tháng
Theo đó, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ và Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới đã phân tích 18 bài nghiên cứu về việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Trong đó, 13 bài đánh giá ảnh hưởng sức khỏe trong giai đoạn tuyến sữa phát triển. Kết quả cho thấy, người mẹ có thể giảm 2% nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú nếu cho con bú trong vòng 5 tháng sau sinh.
Báo cáo cũng chỉ ra, việc tăng cân sau thời kì mãn kinh làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, trong giai đoạn mang thai, cơ thể người mẹ thường không xuất hiện dấu hiệu mắc phải bệnh.
Trước và sau khi thời kì mãn kinh, đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ. Rèn luyện thể dục là phương pháp hiệu quả giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ giảm nguy cơ bị béo phì khi lớn lên.
Bà Alice Bender, tác giả nghiên cứu cho biết: "Không phải bà mẹ nào cũng có thể cho con bú bằng sữa mẹ. Nhưng nếu có cơ hội, hãy nuôi con bằng sữa mẹ để bảo vệ cả mẹ lẫn con".
*Theo Dailymail