Phủ định sự vĩ đại của Apollo 11, Liên Xô che giấu bí mật gì? Sự thật hé lộ sau 20 năm

Trang Ly |

"Sứ mệnh Apollo 11 đổ bộ Mặt Trăng của Mỹ là một sự phung phí của cải đến cuồng tín."

Tháng 7 cách đây tròn 5 thập kỷ, lịch sử lưu danh muôn đời sự kiện Mỹ lần đầu tiên đưa người đổ bộ Mặt Trăng và trở về Trái Đất an toàn. 

Là địch thủ của Mỹ thời Chiến tranh Lạnh, đặc biệt lại là quốc gia đầu tiên trên thế giới mở ra kỷ nguyên chinh phục không gian bằng hai sự kiện phóng vệ tinh nhân tạo Sputnik 1 năm 1957 và đưa người bay ra ngoài không gian năm 1961, bản thân Liên Xô có thừa kiêu hãnh để nói rằng: Liên Xô chưa bao giờ đặt mục tiêu là quốc gia đầu tiên đổ bộ Mặt Trăng, và rằng chiến tích của Apollo 11 là kết quả từ "cuộc chạy đua đơn phương của Mỹ lên vệ tinh Trái Đất".

Liệu rằng, đó có phải là cách Liên Xô thể hiện nhằm che giấu những thất bại trong sứ mệnh chinh phục Mặt Trăng của mình trong những năm 1960 sục sôi thể hiện "niềm kiêu hãnh dân tộc" của hai siêu cường đối đầu nhau thời Chiến tranh Lạnh?

2019 là năm đánh dấu tròn 50 năm sứ mệnh đổ bộ Mặt Trăng của Apollo 11 (NASA) thành công, báo chí và truyền thông phương Tây nói rất nhiều về sự kiện có 1-0-2 này. History Channel đăng tải bài viết "The Soviet Response to the Moon Landing? Denial There Was a Moon Race at All" thể hiện góc nhìn của Liên Xô về chiến tích vũ trụ Mỹ được cả thế giới ngưỡng mộ, mời độc giả theo dõi.

Phủ định sự vĩ đại của Apollo 11, Liên Xô che giấu bí mật gì? Sự thật hé lộ sau 20 năm - Ảnh 1.

Phi hành gia Buzz Aldrin đứng cạnh lá cờ Mỹ trong sứ mệnh Apollo 11 năm 1969. Ảnh: NASA

Cuối thập niên 50, đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, Chiến tranh Lạnh bước vào giai đoạn chạy đua căng thẳng nhất, đặc biệt là sau khi Mỹ sở hữu quả bom hạt nhân đầu tiên trên thế giới, Liên Xô cũng không kém cạnh khi trở thành quốc gia tiên phong khai phá vũ trụ.

Vốn sẵn lo lắng đến độ ám ảnh về tiềm lực hạt nhân của Liên Xô, cộng với việc Moskva lập cú đúp vũ trụ chỉ trong vòng 5 năm (1957-1961), Washington đẩy các kế hoạch san bằng cán cân quyền lực với Liên Xô lên mức cao nhất.

Năm 1961, phát biểu trước Quốc hội, Tổng thống John F. Kennedy ra lời hiệu triệu: Tôi tin rằng, người Mỹ chúng ta nên thực hiện cho kỳ được sứ mệnh đưa người đổ bộ Mặt Trăng rồi trở về Trái Đất an toàn trước khi thập niên 1960 này khép lại.

Đáp lại khát vọng vũ trụ không tưởng của tổng thống, NASA cùng hơn 400.000 con người mang trong mình hoài bão to lớn trên Mặt Trăng đã lao động và sáng tạo không nghỉ suốt gần 10 năm trong Chương trình Apollo, để rồi, đúng như kỳ vọng của Tổng thống Kennedy, nước Mỹ đã lập được kỳ tích vũ trụ vĩ đại nhất mọi thời đại: Apollo 11 đưa 3 phi hành gia Neil Armstrong, Michael Collins, Buzz Aldrin đổ bộ thành công Mặt Trăng ngày 20/7/1969.

Phủ định sự vĩ đại của Apollo 11, Liên Xô che giấu bí mật gì? Sự thật hé lộ sau 20 năm - Ảnh 2.

History Channel nhận định, giữa niềm hân hoan và tiếng hô vang không ngớt của thế giới về sứ mệnh Apollo 11, nhiều người vẫn hoài nghi chiến tích vũ trụ này của Mỹ. Riêng Liên Xô thì tuyên bố rằng họ đứng ngoài cuộc đua lên Mặt Trăng với Mỹ, và Liên Xô chưa từng cố gắng để trở thành quốc gia đầu tiên đổ bộ Mặt Trăng trước khi Mỹ làm được điều đó.

Hoặc ít nhất, đó là những gì Liên Xô có thể tuyên bố lúc đó để che đậy sứ mệnh đổ bộ không thành công của phi thuyền không người lái Luna-15 năm 1969 trước công chúng Liên Xô.

Thậm chí, đến đầu thập niên 1970, dù Liên Xô vẫn tiếp tục chương trình Luna khám phá Mặt Trăng nhưng họ vẫn một mực phủ nhận sự tồn tại của một cuộc đua "sòng phẳng" lên Mặt Trăng với người Mỹ.

Trên tờ Komsomolskaya Pravda, nhà báo Liên Xô Yaroslav Golovanov khi ấy nói rằng: "Sở dĩ, Moskva giữ bí mật về chương trình Mặt Trăng là để không quốc gia nào có thể biết và tìm cách vượt Liên Xô trong cuộc đua công nghệ này. Nhưng khi người Mỹ làm được điều ấy (đổ bộ Mặt Trăng thành công năm 1969), Moskva tiếp tục phải giữ bí mật để không ai hay về sự thất bại của Liên Xô trước Mỹ."

Người phát ngôn của chính phủ Liên Xô thì nói rằng Moskva quan tâm nhiều đến việc tạo ra các vệ tinh và phóng tàu thăm dò robot lên Mặt Trăng hơn là các sứ mệnh đổ bộ có người lái tiềm ẩn đầy rủi ro, mạo hiểm lên bề mặt vệ tinh tự nhiên Trái Đất. 

Trong các chương trình phát sóng tới Mỹ Latinh, châu Phi và châu Á, đài phát thanh Moskva mặc định: Sứ mệnh Apollo 11 của Mỹ là một sự phung phí của cải đến cuồng tín.

Đối với người Mỹ, đặc biệt là những người trực tiếp tham gia Chương trình Apollo (1961-1975), phản ứng của Liên Xô "không bao giờ có thể tin được".

James Oberg, một kỹ sư không gian của NASA làm việc từ năm 1975 đến 1997, đã viết nhiều cuốn sách về các chương trình không gian của Mỹ và Liên Xô. Năm 1979, ông đã viết một bài báo cho Tạp chí Reason rằng: Trong hành trình Mỹ chuẩn bị cho sứ mệnh đổ bộ Mặt Trăng, người Liên Xô cũng không nằm ngoài cuộc đua công nghệ lên vệ tinh này. Thậm chí, trong thập niên 1960, nhiều phi hành gia Liên Xô còn nói rằng họ đang bước vào cuộc đua lên Mặt Trăng với Mỹ."

Phủ định sự vĩ đại của Apollo 11, Liên Xô che giấu bí mật gì? Sự thật hé lộ sau 20 năm - Ảnh 4.

Tôi có thể khẳng định một cách tích cực rằng Liên Xô sẽ không bị Mỹ đánh bại trong cuộc đua đưa người đổ bộ Mặt Trăng. Đó là niềm tin của nhà du hành vũ trụ Vladimir Komarov khi ông phát biểu năm 1966, 1 năm trước khi anh hùng Liên Xô này tử nạn thảm khốc trên con tàu Soyuz 1(đọc chi tiết).

Trái ngược với Vladimir Komarov, số ít người dân Mỹ tỏ ra hoang mang và bắt đầu nghi ngờ chính phủ Mỹ phát động cuộc đua vũ trụ chỉ để hợp lý hóa khoản đầu tư tài chính khổng lồ vào sứ mệnh đổ bộ Mặt Trăng của NASA.

Thượng nghị sĩ Mỹ J. William Fulbright năm 1963 nói rằng “Sự thật có thể xảy ra là chúng ta đang ở trong một cuộc đua không phải với Liên Xô, mà là với chính mình.” 

Trong một bài xã luận năm 1964 với tựa đề “Debating the Moon Race”, tờ The New York Times viết: “Vẫn còn kịp để (Mỹ) rút lui khỏi cuộc đua đơn phương này."

Tháng 7/1974, kỷ niệm 5 năm cuộc đổ bộ của Apollo 11, nhà báo kỳ cựu Mỹ Walter Cronkite nói rằng, hóa ra người Liên Xô chưa bao giờ tham gia cuộc đua này.

Trên thực tế, Liên Xô có tham gia một cuộc đua Mặt Trăng với Mỹ những năm 1960 và họ khá tự tin rằng họ có thể đánh bại người Mỹ. Bởi tính đến đầu thập niên 1960, Liên Xô nắm giữ những "kỷ lục đầu tiên" của mình: Sở hữu vệ tinh nhân tạo đầu tiên; phóng tàu không người lái đầu tiên lên Mặt Trăng; có phi hành gia nữ và nam đầu tiên bay ra ngoài không gian.

Và đối với Liên Xô, giấc mơ đổ bộ Mặt Trăng của Tổng thống Kennedy và NASA chỉ đơn giản là "tuyên truyền đến công chúng về một tham vọng không có thực."

Phủ định sự vĩ đại của Apollo 11, Liên Xô che giấu bí mật gì? Sự thật hé lộ sau 20 năm - Ảnh 6.

Nhưng khi Apollo 11 đổ bộ thành công năm 1969, kỹ sư hàng không NASA James Oberg, đánh tiếng rằng: Liên Xô dần chấp nhận sự thật là họ đã đánh thức người khổng lồ đang ngủ, rằng chính Liên Xô đã gián tiếp thúc đẩy chính phủ Mỹ chi ra những khoanrn tiền điên rồ cho sứ mệnh tham vọng thế kỷ 20 này.

Dù sao thì, việc Liên Xô chế tạo tàu đổ bộ Mặt Trăng phục vụ cho Chương trình Luna thám hiểm vệ tinh tự nhiên Trái Đất vẫn là một bí mật khổng lồ của Mỹ cho đến năm 1989, khi các kỹ sư hàng không Mỹ của Viện Công nghệ Massachusetts nhận được một chuyến tham quan phòng thí nghiệm kỹ thuật sinh viên tại Viện Hàng không Moskva, họ mới biết về các mô hình của tàu thăm dò Mặt Trăng mà Liên Xô chế tạo.

Phủ định sự vĩ đại của Apollo 11, Liên Xô che giấu bí mật gì? Sự thật hé lộ sau 20 năm - Ảnh 7.

Tàu đổ bộ mặt trăng LK-3 từ năm 1969 (trái) và phương tiện di chuyển Mặt Trăng Lunokhod 1 từ năm 1970 được trưng bày trong Bảo tàng Khoa học London (Anh) trong khuôn khổ triển lãm về chương trình không gian của Nga năm 2015. Ảnh: Leon Neal / AFP / Getty

Ngày trở về Mỹ, các kỹ sư của MIT mang theo những hình ảnh về tàu đổ bộ Mặt Trăng của Liên Xô và ra hẳn thông cáo báo chí về sự kiện này.

Tháng 12/1989, The New York Times, tờ báo Mỹ từng đưa tin về "một cuộc chạy đua đơn phương của Mỹ lên Mặt Trăng", đã chạy một tít trên trang nhất rằng: "Bây giờ, Liên Xô đã thừa nhận một cuộc đua lên Mặt Trăng với Mỹ"!

Dù có trải qua bao nghi ngờ và phủ định từ Liên Xô, chiến công vũ trụ của NASA và phi hành đoàn Apollo 11 năm 1969 khi đó vẫn được lịch sử lưu danh muôn đời sau. 

Người dân Mỹ nói riêng vẫn luôn thán phục và biết ơn những đóng góp to lớn của NASA trong Chương trình Apollo nói chung và những cống hiến của Apollo 11 nói riêng, như cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng nói:

Phủ định sự vĩ đại của Apollo 11, Liên Xô che giấu bí mật gì? Sự thật hé lộ sau 20 năm - Ảnh 8.

Bài viết sử dụng nguồn: History Channel

* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại