Để ứng tuyển vào một vị trí nhất định trong doanh nghiệp hoặc công ty nào đó, mỗi ứng viên đều phải trải qua vòng phỏng vấn . Đây là một trong những quy trình tuyển chọn khó nhằn và đánh gục nhiều ứng viên nhất. Không ít bạn trẻ sở hữu profile đẹp, năng lực chuyên ngành tốt nhưng khả năng xử lý tình huống kém khiến nhà tuyển dụng sa thải không thương tiếc.
Ứng viên cần trả lời một cách thông minh, khôn khéo mới có thể đánh bại những đối thủ khác trong vòng tuyển chọn này. Những câu trả lời thể hiện kiến thức chuyên ngành vững cũng như khả năng ứng biến tốt sẽ khiến nhà tuyển dụng "ưng cái bụng" nhất.
Xã hội phát triển, ngày càng có nhiều yêu cầu oái oăm hơn dành cho nhân viên khi đi xin việc. Như câu hỏi tuyển dụng của tập đoàn Huawei mới đây đã khiến nhiều người ra về “trắng tay” vì quá khó. Theo đó, câu hỏi được đưa ra là: "Nếu đang đi đường bạn nhặt được 50 triệu nhưng chủ nhân của số tiền nói đã đánh rơi 100 triệu thì bạn phải làm như thế nào?
Gặp câu hỏi căng thẳng thế này, bạn sẽ giải quyết ra sao?
Thay vì đưa ra câu hỏi chuyên môn đúng với tính chất ngành học và công việc mà người xin việc ứng tuyển, nhà tuyển dụng lại đưa ra thử thách khiến ai nấy "há hốc mồm". Đây là câu hỏi tuyển dụng mở nhằm test khả năng xử lý tình huống của nhân viên. Đối với những câu đòi hỏi khả năng linh hoạt, nhanh nhạy ứng biến tình huống cụ thể thế này thường rất khó.
Nhiều người không suy nghĩ thấu đáo thì nhanh miệng khẳng định rằng câu chuyện này khó lòng xảy ra trong thực tế vì số tiền 100 triệu tiền mặt là quá lớn. Hơn nữa trong thời đại hiện nay, người dùng thường không cầm nhiều tiền mặt mà chỉ giao dịch online qua ngân hàng trực tuyến, thẻ tín dụng.
Tuy nhiên, đây đều chỉ là suy nghĩ chủ quan của ứng viên. Thực tế vẫn còn một số ít có thói quen sử dụng nhiều tiền mặt nên việc họ cầm một lúc mấy trăm triệu là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Ảnh minh hoạ
Bên dưới bài đăng, xuất hiện hàng loạt câu trả lời gợi ý khác:
- "Rõ ràng chỉ nhặt được 50 triệu mà người đó lại nói là 100 triệu chắc chắn có khúc mắc ở đây. Tôi sẽ dẫn người này đến công an và nhờ pháp luật vào cuộc".
- "Mình sẽ không giao số tiền ngay cho người đó và xem xét biểu hiện, thái độ, khuôn mặt xem họ có đáng nghi không. Nếu người này trong trạng thái bối rối; không nêu rõ nguồn gốc số tiền, nguyên do đánh rơi và địa điểm đánh mất thì mình sẽ không trao lại số tiền này cho họ và nhờ pháp luật địa phương. Mình sẽ nhờ trích xuất camera gần đó và cân nhắc thêm".
- "Rất có thể anh ta nhận bừa vì nếu đánh rơi 100 triệu mà tôi chỉ nhặt được 50 triệu thì quá vô lý. Tôi sẽ đưa lên công an gần đó"
Có thể thấy câu hỏi tuy rất ngắn gọn nhưng để thuyết phục nhà tuyển dụng quả thực không dễ dàng. Trong trường hợp liên quan đến tiền bạc, tốt nhất bạn nên liên hệ cơ quan pháp luật để xác minh làm rõ, bởi đôi khi người nhận là chủ lại thực sự là kẻ gian hòng chiếm đoạt tài sản.
Những câu hỏi phỏng vấn dạng này vốn dĩ không có đáp án đúng - sai cụ thể. Vậy nên hãy suy nghĩ thật kỹ, tỉnh táo liên hệ những vấn đề thực trong đời sống, coi đó là tình huống của bản thân để tìm ra lời giải hợp lý nhé!
Nguồn: Một ngày làm Gen Z