Phỏng vấn: "Bạn có coi đồng nghiệp như người thân không?", nữ ứng viên trả lời thảo mai "Có" liền bị loại ngay tức khắc

HÀ MÃ |

Những câu hỏi tình huống được nhà tuyển dụng đưa ra đều với mục đích tìm người phù hợp nhất với vị trí công việc.

Bất kỳ ai sau một quá trình dài học tập đều mong muốn bản thân có một công việc tốt. Vì thế nên ngày đêm học tập, trau dồi thật nhiều kiến thức. Tuy nhiên, ở các công ty hiện nay lại có xu hướng đưa ra nhiều câu hỏi tình huống, để vừa đánh giá được năng lực của ứng viên, vừa xem cách cư xử của họ có phù hợp với công ty hay không.

Năm nay, cô sinh viên trẻ Feike mới ra trường, vì có thành tích học tập tốt nên cô hy vọng sẽ được vào làm ở một công ty lớn, có đãi ngộ cao. Vì quyết tâm cao độ này mà Feike không ngừng học tập, kết hợp thêm việc rải hồ sơ ở các công ty lớn.

Không lâu sau đó, Feike được mời đi phỏng vấn cho vị trí công việc đúng với chuyên môn của mình và là một môi trường rất đáng ao ước. Feike cũng tự tin rằng với sự trẻ trung và kiến thức mình có thì có thể trưng ra cho nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng của mình.

Bước vào phòng phỏng vấn cùng Feike là hai ứng viên nữ khác, một người đã đi làm được 2 năm, một người mới qua kỳ thai sản nên lâu rồi chưa đi làm lại. Trước các ứng viên này, Feike không một chút lo sợ, ngược lại còn rất tự tin.

Phỏng vấn: Bạn có coi đồng nghiệp như người thân không?, nữ ứng viên trả lời thảo mai Có liền bị loại ngay tức khắc - Ảnh 1.

Sau phần hỏi về kiến thức chuyên môn, có vẻ như Feike dành được ưu thế hơn vì cô học khá tốt và kiến thức vẫn còn nắm chắc. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng chưa quyết định luôn mà hỏi thêm một câu: "Bạn có muốn coi đồng nghiệp là người thân không?".

Trước câu hỏi đơn giản này của nhà tuyển dụng, Feike là người đầu tiên được mời trả lời, cô không hề bối rối mà đáp: 

"Em luôn muốn coi đồng nghiệp như người thân trong gia đình. Đồng nghiệp làm cùng nhau 1 ngày 8 tiếng là 1/3 của cuộc đời nên không thể nào không gắn bó. Hơn nữa càng yêu thương nhau thì hiệu quả công việc sẽ tăng lên. Chưa kể được cùng nhau ăn uống, tụ họp là một cảm giác rất thú vị".

Nhà tuyển dụng liền mỉm cười, Feike nghĩ là mình đã làm tốt nên cười rất tươi. Đến người thứ hai là người có kinh nghiệm hai năm, người này cũng cho biết mình đồng quan điểm với Feike vì dù ở môi trường nào thì những người cạnh mình vẫn là quan trọng nhất.

Phỏng vấn: Bạn có coi đồng nghiệp như người thân không?, nữ ứng viên trả lời thảo mai Có liền bị loại ngay tức khắc - Ảnh 3.

Còn lại người thứ ba, bà mẹ bỉm sữa này đáp: "Tôi lại không coi đồng nghiệp là người thân, thậm chí là những người bạn chân chính, bởi chỉ khi có xung đột lợi ích thì ta mới biết rõ điều đó. Vì vậy, tôi chỉ coi đồng nghiệp là những người đồng hành, có thể giúp đỡ nhau lúc khó khăn".

Tưởng chừng như đáp án này sẽ khiến nhà tuyển dụng thất vọng nhưng họ lại vô cùng phấn khích và ngay lập tức trao quyền thử việc cho người thứ 3 này. Điều đó đồng nghĩa với việc Feike và người thứ 2 bị loại mà nguyên nhân chính có thể là câu trả lời thảo mai của mình.

Ở mỗi môi trường lại có một đặc thù nhất định vì vậy sự trung thực và dám nhìn nhận là một việc làm hết sức cần thiết. 

Đặc biệt, ở nơi công sở, thường nêu cao chất lượng, hiệu quả công việc và thường xảy ra tranh chấp quyền lợi. Cũng vì thế mà tình thân không nên tạo lập và cũng là điều vô cùng khó. Vì vậy, khi làm việc cần dốc hết sức và dám nhìn nhận, cạnh tranh một cách công bằng.

Theo: Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại