Tết cổ truyền của người Mông Cổ còn được gọi là tết Tsagaan Sar, hoặc tết Tháng Trắng. Đây là một trong những dịp trọng đại đất nước này.
Thời điểm diễn ra Tết cổ truyền của người Mông Cổ trùng vào dịp tết Nguyên Đán của người Việt.
Tuy nhiên, do sự giao thoa văn hóa giữa hai quốc gia Trung Quốc và Nga nên Tết Nguyên đán của Mông Cổ không hoàn toàn giống với phong tục tập quán của phần lớn các nước Châu Á khác.
Tôn sùng màu trắng
Tsagaan Sar được dịch từ tiếng Mông Cổ sang tiếng Việt có nghĩa là tháng trắng. Nguồn gốc của tên gọi này có thể bắt nguồn từ màu trắng của mùa đông hay từ màu trắng của thực phẩm.
Tuyết phủ kín khắp mọi nơi trên đất nước Mông Cổ khi bước vào mùa đông. Ảnh minh họa.
Thời điểm bắt đầu lễ Tsagaan Sar báo hiệu rằng mùa đông lạnh lẽo tại đây sắp chấm dứt, mùa xuân sắp tới, đây cũng là dịp các gia đình quần quần sum họp.
Có lẽ vì lí do này, người dân Mông Cổ đặc biệt yêu thích màu trắng.
Người dân Mông Cổ tặng nhau những vật dụng màu trắng trong ngày Tết để cầu chúc những điều may mắn hạnh phúc sẽ đến với gia chủ.
Người Mông Cổ coi màu trắng là biểu tượng của sự thuần khiết, đem lại sự cát tường, may mắn. Trong những ngày đầu năm mới, họ thường mặc đồ trắng hay tặng nhau những đồ vật có màu trắng.
Quỳ gối uống rượu
Nghi thức uống rượu tại đây hết sức cầu kì, đặc biệt trong những ngày tết còn diễn ra hết sức phức tạp.
Vào ngày mùng 1, khi tới nhà người khác, việc đầu tiên phải làm là cúi đầu trước Phật đường, sau đó hành lễ với bậc trưởng bối trong nhà.
Người trẻ trong nhà phải phải có trách nhiệm thực hiện công việc này, tiền bối khi nhận rượu cũng phải quỳ gối tỏ lòng cảm kích. Đàn ông sẽ quỳ hai gối, cúi đầu xuống thấp, cung kính đưa hai tay về phía trước.
Con gái chưa gả chồng cũng hành lễ như vậy. Phụ nữ đã xuất giá chỉ cần quỳ một gối, tay phải đưa lên để mời rượu. Tân nương mới lấy chồng trong lúc kính rượu lại cần ca hát.
Uống trà khi Giao thừa
Vào thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, người Mông Cổ duy trì tập tục uống trà. Chén bát sẽ được rửa sạch bằng sữa ngựa.
Ảnh minh họa.
Chủ nhà rót ra một chén trà đầu tiên, đem ra sân trước vẩy khắp 4 hướng. Chén trà thứ hai dành cho người chủ gia đình, các chén sau đó mời những thành viên còn lại.
Những phong tục bắt nguồn từ gia súc
Các cao niên tại Mông Cổ chuộng mốt mặc đồ như những người chăn dê: Khoác áo lông thú, đội mũ da, tay cầm một chiếc roi, liên tiếp quất vào không trung.
Thanh niên Mông Cổ thể hiện tài cưỡi ngựa của bản thân.
Hành động này xuất phát từ suy nghĩ trừ tà, bảo vệ dân làng và đàn gia súc. Cũng dịp này nam thanh nữ tú sẽ chọn một con ngựa tốt để thể hiện tại năng và đi dạo chơi thăm thú.