Phóng to bức tranh cổ trong Bảo tàng Cố cung, hậu thế bật cười: Hóa ra cư sĩ xưa cũng giống mình!

Diệu Thúy |

Thời tiết mùa đông lạnh giá… ai cũng phải làm vậy thôi.

"Tây Hồ ngâm thú đồ" là bức tranh cuộn của họa sĩ Nguyên Tiền Tuyển với kích thước chiều dài 25 cm và chiều rộng 72,5 cm, tranh hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh. Bức họa tả cảnh nhà thơ Lâm Bô vịnh mai (ngắm cây hoa mai), phía sau là cậu thư đồng đang hơ chân tay bên chậu than ấm.

Phóng to bức tranh cổ trong Bảo tàng Cố cung, hậu thế bật cười: Hóa ra cư sĩ xưa cũng giống mình! - Ảnh 1.

Bức tranh "Lâm Hòa Tĩnh ngắm mai dưới trăng" không đề tên tác giả nhưng được các chuyên gia nhân định của họa sĩ Mã Viễn. Hình ảnh: Vnexpress

Lâm Bô (967-1028) hay Lâm Hòa Tĩnh là nhà thơ nổi tiếng gốc Tiền Đường (nay là thành phố Hàng Châu, tỉnh Triết Giang). Từ lúc trẻ, Lam Bô đã không muốn sân si với đời, sau lui về ẩn cư ở Tây Hồ, Hàng Châu, nên còn có biệt hiệu là Tây Hồ xử sĩ gia. 

Ông trồng mai nuôi hạc, thường đùa là "lấy mai làm vợ, lấy hạc làm con". Sau khi chết, hoàng đế Tống Chân Tông còn ban cho nhà thơ tên Hòa Tĩnh tiên sinh.

Nhà thơ Lâm Bô sống cô độc, yêu hoa mai trở thành 1 điển tích nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung Quốc. Không chỉ có tác phẩm "Tây Hồ ngâm thú đồ" mà còn có rất nhiều các bản vẽ khác khắc họa Lâm Bô cùng cây mai, nổi tiếng nhất phải kể đến "Lâm Hòa Tĩnh ngắm mai dưới trăng" hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Quốc gia Tokyo, Nhật Bản.

Phóng to bức tranh cổ trong Bảo tàng Cố cung, hậu thế bật cười: Hóa ra cư sĩ xưa cũng giống mình! - Ảnh 3.

Phần chính của bức "Tây Hồ ngâm thú đồ". Hình ảnh: Zhihu

Cuộn tranh "Tây Hồ ngâm thú đồ" không có phông nền, nét vẽ tinh xảo, nhuộm mịn, màu sắc nhẹ nhàng, cử chỉ của các nhân vật và động vật đều rất sống động, đáng yêu. Không khí chung của tranh tuy lạnh lẽo nhưng không hoang vắng. Cuộc sống của ẩn sĩ được miêu tả tuy nghèo vật chất nhưng không cô đơn.

Chi chít trên cuộn tranh là các bài thơ, lời đề và dấu triện của các vị học sĩ nổi tiếng các triều đại phong kiến Trung Quốc này. Điều này cho thấy bức tranh được yêu thích đến mức độ nào trong giới hội họa.

Chi tiết đáng yêu

Nghe hàn lâm là thế nhưng cuộc sống của người xưa kể cả những bậc thi sĩ ẩn cư nức tiếng cũng chẳng khác chúng ta là bao. Chỉ đến khi phóng to bức tranh cổ lên 3 lần, người ta mới thấy được sự đáng yêu của nhà thơ Lâm Bô. Thời tiết lạnh giá khiến con người phải tìm mọi cách để giữ ấm cơ thể ngay cả khi ngâm thơ ngắm cảnh.

Phóng to bức tranh cổ trong Bảo tàng Cố cung, hậu thế bật cười: Hóa ra cư sĩ xưa cũng giống mình! - Ảnh 4.
Phóng to bức tranh cổ trong Bảo tàng Cố cung, hậu thế bật cười: Hóa ra cư sĩ xưa cũng giống mình! - Ảnh 5.

Chi tiết đáng yêu của nhà thơ Lâm Bô và chú thư đồng. Hình ảnh: Zhihu

Biểu cảm của bậc thi sĩ trong tranh quả thật rất chăm chú nhưng không kém phần…buồn ngủ với lông mày và đôi mắt rủ xuống. Chi tiết này khiến người xem không khỏi liên tưởng đến chính mình mỗi lần học bài trong tiết trời mùa đông lạnh giá. Một chiếc chăn quấn từ đầu xuống quả thực là phương pháp hữu hiệu để giữ ấm.

Hình ảnh quen thuộc của giới trẻ khi mùa đông ập đến mà vẫn phải đi học. Hình ảnh: Internet

Cậu bé thư đồng phía sau nhà thơ cũng có vẻ ngộ nghĩnh đáng yêu khi giơ chân tay hơ trước chậu than hồng. Những chi tiết nhỏ nhưng hết sức sống động khiến người xem dường như cảm nhận được sự lạnh giá của thời tiết và độ chân thật đời thường của nhà thơ Lâm Bô.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại