Cuộc đời chìm nổi của Hoàng đế cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc – Phổ Nghi có lẽ nhiều người đã từng nghe nói đến.
Phổ Nghi lên ngôi lúc mới 2 tuổi. Tuy rằng thuở nhỏ Phổ Nghi lớn lên trong Hoàng cung, được hưởng mọi đãi ngộ của Hoàng đế, nhưng quãng thời gian ấy chẳng kéo dài được bao lâu. Phổ Nghi lớn lên cùng với sự sụp đổ của cả một vương triều.
Sau khi nhà Thanh chính thức diệt vong, thời gian đầu, Phổ Nghi vẫn được cho phép tiếp tục ở lại trong cung, nhưng đãi ngộ đã không còn được như Hoàng đế khi xưa. Cho nên lúc bấy giờ, rất nhiều cung nữ, thái giám trong cung lựa chọn rời đi, bên cạnh Phổ Nghi chỉ còn lại vài người thái giám thân tín nhất.
Đến khi Phổ Nghi bị đuổi ra khỏi Hoàng cung, bên cạnh cũng chẳng còn ai hầu hạ. Vậy những thái giám khi xưa sau khi rời bỏ Phổ Nghi thì đã sống ra sao? Nhiều người cho rằng cuộc sống sau này của họ vô cùng sa sút, nhưng thực tế lại không hoàn toàn như vậy.
Cung nữ và thái giám khi còn ở trong cung đều luôn có cho mình một khoản dành dụm riêng, không chỉ nhờ vào số ngân lượng được chủ nhân thưởng cho mà còn có những thái giám, cung nữ lén lút đem đồ đạc trong cung đi bán, cho nên đa phần cuộc sống về sau của họ đều không đến nỗi cơ cực.
Sau khi ra khỏi cung, chỉ cần cung nữ và thái giám có chút đầu óc thì về cơ bản sẽ chẳng rơi vào cuộc sống khốn khổ, thê lương. Trong số ấy, có một vị thái giám còn sống rất sung sướng, người đó chính là Tiểu Đức Trương.
Khi còn chưa ra khỏi cung, trong tay Tiểu Đức Trương đã tích lũy được rất nhiều vàng bạc châu báu. Bởi vì bấy giờ, Tiểu Đức Trương được lòng rất nhiều chủ nhân, cho nên đã lợi dụng chức quyền trong tay để kiếm lợi với người khác, thông qua đó kiếm chác được rất nhiều. Thế nên lúc bấy giờ, nếu có thái giám nào sống không tốt đều sẽ nương nhờ vào Tiểu Đức Trương.
Còn số phận của những người làm chủ trong triều đình vãn Thanh, điển hình là Phổ Nghi thì lại khác, nửa đời sau của ông vô cùng trắc trở.
Tháng 10 năm 1924, tháng 10, Phổ Nghi bị chính phủ Trung Hoa Dân Quốc do quân phiệt Phùng Ngọc Tường gây sức ép buộc phải rời khỏi Tử Cấm Thành. Kể từ đó, họ sống như những người dân thường trong xã hội tại một ngôi làng ở Thiên Tân, nơi đã chịu sự quản lý của quân Nhật Bản.
Đến năm 1934, Phổ Nghi được Phát xít Nhật đưa lên làm Hoàng đế bù nhìn của Đại Mãn Châu Đế quốc ở Đông Bắc Trung Quốc.
Năm 1945, ông bị Hồng quân Liên Xô bắt và quản thúc, sau đó có góp mặt trong phiên tòa xét xử các tội phạm chiến tranh của Nhật.
Từ năm 1949 đến 1959, ông được trả về nước và bị Quốc vụ viện Trung Quốc quản thúc, giam giữ vì tội danh bắt tay với quân xâm lược Nhật.
Tháng 12 năm 1959, ông được thả và sống ở Bắc Kinh như một thường dân cho đến khi qua đời.
Theo trang báo điện tử Sohu (Trung Quốc), sau khi ra tù, trải qua một đời ba chìm bảy nổi, Phổ Nghi đã ngấm đủ mùi vị của cuộc đời và trở nên bình thản hơn, xem nhẹ tất cả mọi thứ trong cuộc sống. Dẫu vậy, ông vẫn thường nhớ về những người từng bên mình trước kia.
Có một hôm, em gái của Phổ Nghi là Uẩn Hoan đã gợi ý cho anh trai mình rằng: "Ở chùa Vạn Thọ Hưng Long vẫn còn vài vị thái giám già vẫn còn sống, nếu rảnh anh có thể đi thăm họ."
Phổ Nghi mang theo cảm xúc đầy phức tạp đến chùa Vạ Thọ Hưng Long. Những người thái giám già đang ở trước cổng chùa, im lặng dưỡng tâm. Vừa nhìn thấy Phổ Nghi, họ ngây người hồi lâu. Và phải mất một lúc, một người hầu hạ thân cận bên Phổ Nghi mới nhận ra ông. "Vạn tuế gia"- vị thái giám cất tiếng. Những người khác cũng giật mình nói theo.
Lời nói phát ra từ miệng những người thái giám khi xưa khiến Phổ Nghi vô cùng bối rối, vừa cảm động lại vừa xót xa.
Rồi ông vội đáp lời: Làm gì còn vạn tuế gia nào ở đây, bây giờ chúng ta đều là dân thường như nhau cả rồi.
Những vị thái giám già vội vã đáp lời: Vâng vâng vâng. Rồii tất cả cùng cười vang, cùng ôn lại những kỳ niệm ngày xưa.
Cứ như vậy, hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc sống bình yên trong thân phận một dân thường cho đến khi qua đời vào năm 1967, thọ 61 tuổi.