Phó giáo sư chia sẻ bí quyết thổi bay ung thư phổi giai đoạn muộn đã di căn

Lê Phương |

Dù mắc bệnh gì, nếu bi quan, chán nản thì chắc chắn bệnh nhẹ sẽ thành nặng, bệnh nặng thì sẽ càng nặng thêm và cuối cùng là cái chết.

Bệnh nhân đặc biệt mắc ung thư phổi giai đoạn muộn (đã di căn sang nhiều bộ phận cơ thể) được chữa trị thành công và hiện vẫn đang rất khỏe mạnh, làm việc bình thường, đó chính là PGS.TS Đỗ Quốc Hùng – nguyên Trưởng phòng C7 – Viện Tim Mạch (Bệnh viện Bạch Mai).

Nếu ai đó chưa từng nghe qua về hành trình chiến đấu với bệnh ung thư thì có lẽ không ai nghĩ rằng PGS Hùng đã từng mang trong mình căn bệnh ung thư phổi quái ác, đặc biệt hơn là căn bệnh đó đã di căn hay nói nôm na là: "Ung thư giai đoạn cuối".

Khi bắt đầu câu chuyện với vị bác sĩ chuyên ngành tim mạch này, chúng tôi có đặt câu hỏi về quá trình chống chọi với bệnh tật và cả những nỗi đau mà bản thân bác sĩ phải gánh chịu do căn bệnh mang lại.

PGS Đỗ Quốc Hùng ngắt lời: "Hãy tạm gác chuyện đó sang một bên, nếu ai đó bị bệnh suốt ngày nghĩ về căn bệnh đó thì cũng sẽ khiến bệnh càng nặng thêm.

Điều tôi muốn chia sẻ với mọi người là làm sao để phòng bệnh nói chung và bệnh ung thư nói riêng".

PGS Hùng chia sẻ, bài học đầu tiên giúp ông chiến thắng với căn bệnh ung thư phổi khi đã ở giai đoạn muộn, có di căn đó chính là tâm lý, niềm tin.

"Bất kỳ bệnh gì, trước khi được phát hiện ra bản thân phải có thái độ bình tĩnh để đón nhận nó. Tâm lý ai cũng vậy, khi đang khỏe mạnh mà mắc bệnh thì sẽ có những phản ứng tiêu cực vì nghĩ mình sẽ chẳng sống được lâu nữa.

Bản thân tôi là thầy thuốc, gặp nhiều bệnh nhân mặc dù chỉ bị tăng huyết áp nhưng họ nghĩ rằng rất nguy kịch, sắp tử vong, những người mắc bệnh hiểm nghèo, họ luôn cho rằng đó là bản án tử hình đối với mình", PGS Hùng phân tích.

Là một người đã từng ở trong tâm thế chờ kết quả về bệnh của mình nên PGS Hùng chia sẻ: "Chúng ta phải chuẩn bị sẵn tâm lý đón nhận nó dù là bệnh gì.

Chỉ có bình tĩnh mới đưa được ra cách xử trí tốt nhất đối với căn bệnh: nơi điều trị tốt, bác sĩ tốt, thuốc tốt.

Ví dụ khi tôi mắc bệnh ung thư, rất nhiều người giới thiệu nên đi chữa thầy lang, đi chữa ở nước ngoài... Nếu tôi không bình tĩnh để lựa chọn thì không thể tìm được nơi chữa bệnh tốt cho mình.

Phó giáo sư chia sẻ bí quyết thổi bay ung thư phổi giai đoạn muộn đã di căn - Ảnh 1.

Hiện PGS Đỗ Quốc Hùng vẫn đang làm việc tại Viện Tim mạch, vẫn hướng dẫn học sinh làm luận án tiến sĩ và trong năm nay tôi 2 lần đi khám miễn phí cho người nghèo ở các tỉnh vùng cao. Gần đây nhất là tỉnh Yến Bái"

Điều này đóng vai trò quyết định rất lớn đến số phận của mình.

Bởi chúng ta đón nhận tin ung thư mà bản thân quá lo lắng, hoảng hốt... thì sẽ rất tai hại, mình sẽ mất tự chủ, bị tác động bởi các luồng tin tức, không còn sáng suốt để lựa chọn".

Theo quan điểm của cá nhân PGS Đỗ Quốc Hùng, sự bình tĩnh, niềm tin hay nói cách khác là tâm lý chiếm 50% cơ hội để chiến thắng bệnh tật. Còn tất cả các biện pháp khác: thuốc thang, ăn uống, tập luyện chỉ là hỗ trợ.

"Khi đón nhận bệnh tật, nếu không giữ được bình tĩnh, tâm lý không tốt thì những cảm xúc âm tính đó lại tự hại mình, khiến cho việc ăn không ngon miệng, ngủ không yên giấc…

Không những thế, cơ thể sẽ tiết ra những chất không có lợi, những chất mang hoạt tính giao cảm ấy làm cho chuyển hóa tế bào tăng lên và bệnh sẽ càng nặng", PGS Hùng phân tích.

Sau khi phân tích những yếu tố tâm lý để chiến thắng bệnh tật, PGS Hùng tự đặt ra câu hỏi: Nói là vậy, nhưng làm sao để thực hiện được mới là điều quan trọng?

"Nói thì dễ, nhưng làm mới khó. Theo tôi, ai muốn có niềm tin thì nên theo một đạo giáo nào đó, vì bản chất đạo giáo nào cũng hướng con người đến việc thiện.

Ví dụ như đạo Phật luôn hướng con người đến tâm an, tạo cho con người niềm tin. Có như vậy mới có thể vượt qua được. Bản thân tôi thì theo đạo Phật và tôi tự thấy mình đã thay đổi rất nhiều.

Nếu như trước đây khi gặp vấn đề gì đó tôi phản ứng rất dữ dội thì bây giờ hoàn toàn ngược lại.

Khi gặp những chuyện như vậy, tôi sẽ cho qua một cách nhẹ nhàng, điều đó làm cho lòng mình thanh thản, đó cũng chính là một cách để chiến thắng bệnh tật", PGS Hùng chia sẻ thêm.

Tâm lý, niềm tin chính là bí quyết đầu tiên giúp PGS Đỗ Quốc Hùng chiến thắng căn bệnh ung thư phổi. Nhưng điều đó là chưa đủ, vậy PGS Hùng còn những bí quyết nào đã thực hiện trong quá trình điều trị ung thư của mình.

Ung thư phổi là căn bệnh rất khó phát hiện, thậm chí có đến 70% bệnh nhân ung thư tử vong trong năm đầu sau khi phát hiện.

Tuy nhiên, với những tiến bộ của y học hiện nay, đã có trường hợp chữa khỏi hoàn toàn bệnh ung thư phổi khi đã ở giai đoạn muộn, bị di căn toàn thân.

Theo các bác sĩ chuyên ngành ung thư, đối với một bệnh nhân mắc bệnh ung thư, sau khi điều trị sống qua 5 năm thì được cho là khỏi bệnh.

Những bệnh nhân được chữa khỏi hầu hết xảy ra ở trường hợp phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm. Bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn muộn cũng có thể chữa khỏi nhưng rất hiếm gặp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại