Stephen A. Schwarzman là một doanh nhân, nhà đầu tư và nhà từ thiện người Mỹ.
Ông là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Tập đoàn Blackstone, một công ty cổ phần tư nhân toàn cầu do ông thành lập năm 1985 cùng với cựu chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Lehman Brothers và Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Peter G. Peterson. Schwarzman có thời gian ngắn giữ chức Chủ tịch Diễn đàn Chiến lược và Chính sách của Tổng thống Donald Trump.
Đoạn trích sau đây được trích từ cuốn sách của Stephen A. Schwarzman có tên "What It Takes: Lessons In the Pursuit of Excellence".
Tôi đã từng tham dự một cuộc họp của các nhà khởi nghiệp sinh viên tại một trường đại học hàng đầu của Mỹ. Một giáo sư về khởi nghiệp đã trình chiếu một slide minh họa tất cả các bước mà một công ty khởi nghiệp phải thực hiện, từ thuê nhân viên, huy động tiền đến phát triển sản phẩm và đưa ra thị trường.
Trang trình bày của anh ấy đã cho thấy công việc kinh doanh trên một quỹ đạo có thể dự đoán được, nó cứ đi lên và đạt được các mốc quan trọng.
Nhưng thực tế liệu có đơn giản như vậy?
Vào thời điểm giáo sư ngừng nói và chuyển micrô cho tôi, tôi đã quyết định rằng những sinh viên này cần một bài kiểm tra thực tế. Tôi đã nói với họ rằng nếu bạn định bắt đầu kinh doanh, bạn phải vượt qua ba bài kiểm tra cơ bản.
Ba thử nghiệm cho ý tưởng kinh doanh của bạn
Đầu tiên, ý tưởng của bạn phải đủ lớn để bạn cống hiến cả cuộc đời cho nó. Đảm bảo rằng nó có tiềm năng rất lớn.
Thứ hai, nó phải là duy nhất. Khi mọi người nhìn thấy những gì bạn đang cung cấp, họ nên tự nói với chính mình, "Chúa ơi, tôi cần cái này. Tôi đã chờ đợi điều này. Thứ này thực sự hấp dẫn tôi". Nếu họ không nghĩ như vậy, vậy thì… bạn đang lãng phí thời gian của mình.
Thứ ba, thời điểm của bạn phải đúng. Thế giới thực sự không thích những người tiên phong, vì vậy nếu bạn đến quá sớm, nguy cơ thất bại là rất cao. Thị trường bạn đang nhắm mục tiêu phải được khởi động với đủ động lực để giúp bạn thành công.
Nếu bạn vượt qua ba bài kiểm tra này, bạn đang có một doanh nghiệp có tiềm năng trở nên lớn mạnh, cung cấp một cái gì đó độc đáo và đang tung ra thị trường vào đúng thời điểm. Tuy nhiên sau đó, bạn vẫn sẽ phải sẵn sàng cho những "cơn đau".
Không một doanh nhân nào lường trước được hoặc muốn nỗi đau, nhưng nỗi đau là thực tế của việc bắt đầu một điều gì đó mới. Nó là điều không thể tránh khỏi.
Xây dựng đội ngũ phù hợp
Không chỉ cứ lập nên công ty rồi để đó là nó có thể tự sống xót được. Kêu gọi đầu tư và tuyển dụng người giỏi luôn là những khâu rất khó. Nhưng, dù có nhỏ bé và nguồn lực bị hạn chế tới mấy, việc tìm kiếm "đúng người" vẫn luôn là điều quan trọng nhất mà bạn nên làm.
Bạn thường sẽ không thể tiếp cận những người giỏi nhất, những người đang làm việc ở nơi khác với mức lương thưởng cao hơn nhiều.
Bạn phải làm với những người bạn có thể có được. Điều đó có nghĩa là, ở mức tối thiểu, bạn phải giảm và gói gọn tất cả tiêu chí của mình xuống thành một câu hỏi đơn giản: Liệu người này có nhiệt huyết, có cam kết với sứ mệnh với công ty này như bạn không?
Khi Phil Knight xây dựng Nike, anh ấy đã thuê những vận động viên chạy cự ly làm việc với mình vì anh ấy biết rằng dù họ thiếu về kiến thức kinh doanh, nhưng họ lại có một khả năng chịu đựng tuyệt vời. Họ sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Họ chịu được đau và đi đến cuối cuộc đua dù có khó khăn tới đâu.
Khi mới thành lập một công ty, bạn thường rất vui khi tìm thấy bất kỳ ai đủ phẩm chất và sẵn sàng đồng hành cùng bạn. Nhưng theo thời gian, bạn nhận ra rằng một số người giống như những cầu thủ bắt bóng ở vị trí xa nhất trong môn bóng bầu dục với đôi bàn tay bằng đá vậy, bạn ném cho họ, và quả bóng chỉ nảy ra khỏi họ.
Những người khác thì lại có bàn tay như keo, quả bóng cứ dính lấy trong tay họ. Nếu bạn giữ cố tình giữ lại họ, bạn sẽ kết thúc với một công ty hoạt động không hiệu quả, nơi bạn làm tất cả mọi công việc hay thức cả đêm.
Con người luôn là cốt lõi của mọi vấn đề, vì vậy, muốn đi lâu đi dài, hãy ưu tiên cho vấn đề nhân lực.
Cuối cùng, muốn khởi nghiệp thành công, bạn phải luôn tin tưởng vào công ty của mình, bất kể quy mô lớn hay nhỏ.
Hãy mở rộng tầm nhìn theo thời gian, khi công ty trở nên lớn mạnh, và thách thức có thể tới bất cứ khi nào, đặc biệt là vào giai đoạn công ty phát triển thịnh vượng, khi đó, bạn không còn có thể dùng tư duy và tầm nhìn của một quy mô khoảng 2-3 người như khi mới bắt đầu khởi nghiệp để nhìn nhận doanh nghiệp của mình hiện tại, điều bạn cần làm là luôn giữ cho mình một cái đầu tân tiến, một tầm nhìn xa rộng và hãy tránh xa sự bảo thủ!