Những phi công sẽ tham gia vào cuộc tập trận quốc tế với các đối tác của Trung Quốc. Đơn vị mang tên "Nam Tân Cương-Lệ Giang" và đóng tại sân bay dã chiến ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Các phi công ở đây từng bay trên những máy bay tiêm kích Su-27.
Khi biết đến quá trình chuẩn bị cho cuộc tập trận, một vài chuyên gia quân sự Trung Quốc đã bày tỏ sự khó hiểu tại sao lại đưa các máy bay thế hệ thứ 4++ của Nga tham gia cuộc tập trận quốc tế trong khi Trung Quốc có máy bay tiêm kích tàng hình J-20 thế hệ thứ 5 tự sản xuất. Nó đang lẽ sẽ phải đại diện cho Trung Quốc ở nước ngoài.
Tiêm kích Su-35 Trung Quốc làm nhiệm vụ hộ tống. Ảnh minh họa.
Tiêm kích Su-35 Nga là "Hoàng đế"
Để trả lời, các phi công "Nam Tân Cương-Lệ Giang" nghi ngờ vào khả năng chuyên môn của chính các chuyên gia nước này:
"Tôi không hiểu sự phản ứng của họ đối với Su-35. Những người đưa ra ý kiến này không chỉ không hiểu tất cả các tính năng của chiếc máy bay Nga, mà còn không biết được các nhiệm vụ nào lực lượng không quân sẽ thực hiện trong cuộc tập trận.
Su-35 không phải để so sánh với J-20, bởi chúng có những nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau. Su-35 là hoàng đế", một phi công chia sẻ trong cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình Trung Quốc.
Hồi tháng 12/2018, Nga đã thực hiện các trách nhiệm trước Trung Quốc theo bản hợp đồng của năm 2015 – trong vòng 3 năm Trung Quốc đã nhận 24 máy bay tiêm kích Su-35. Các máy bay đã có cuộc ra mắt hoành tráng tại sân bay ở Quảng Đông.
Su-35 thực hiện nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không. Chiếc máy bay có thể mang 8 tấn bom và tên lửa trên 12 giá treo.
Trong cận chiến, ưu thế chủ yếu của cỗ máy Nga là khả năng siêu cơ động nhờ các động cơ lực đẩy điều hướng vector.
Theo phần lớn các tính năng, chiếc tiêm kích của Nga đáp ứng các yêu cầu đối với máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5.