Nguyễn Văn Thuận (SN 1991) là để cử lĩnh vực Quốc Phòng. Thuận đã hoàn thành bay trước tiến độ tất cả các khoa mục bay trên máy bay DHC - 6 cấu hình bán lốp, được phê chuẩn phi công lái chính tất cả khoa mục giản đơn cũng như phức tạp; Hoàn thành tốt một số nhiệm vụ quan trọng và đột xuất: Bay trinh sát, tuần tiễu các mục tiêu trên biển; bay chở các đoàn cán bộ, thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Quân đội, Quân chủng đi công tác tại Trường Sa; bay chỉ thị mục tiêu trong diễn tập CH - 18, VTH - 18,...
Tính đến hết tháng 12/ 2018, phi công Nguyễn Văn Thuận có tổng giờ bay huấn luyện và nhiệm vụ tích lũy 1.250h; tổng giờ bay trong năm 150h.
Phi công Nguyễn Văn Thuận đã có 8 lần bay ra Trường Sa
Trong những thành tích đạt được, Văn Thuận cho biết luôn trân trọng tự hào những điều đã đạt được, dù là thành tích nhỏ nhất. "Nhưng có lẽ quan trọng đối với tôi trong năm 2018 có hai thành tích. Một là vinh dự được trao giải thưởng Lý Tự Trọng, hai là liên quan tới nghề nghiệp là được danh hiệu Phi công Quân sự cấp 1 - cấp cao nhất của Phi công Quân sự Việt Nam", Văn Thuận bộc bạch.
Để có được những thành tích như vậy, Văn Thuận cho hay luôn tự nhủ bản thân hãy cố gắng hết mình và sẽ nhận được những gì xứng đáng. Thuận luôn nhớ thời điểm khó khăn nhất là quãng thời gian mới bắt đầu sang Canada đào tạo phi công.
Ảnh tốt nghiệp khóa đào tạo phi công của Nguyễn Văn Thuận và đồng nghiệp
"Trở thành một phi công là một sự tình cờ, mà có lẽ như mọi người thường nói “Nghề chọn người”. Sau khi tốt nghiệp trung học Phổ thông tôi thi đỗ vào trường Học viện Hải quân, chuyên ngành đào tạo sau này trở thành thuyền trưởng. Sau đó tôi trúng tuyển vào đội dự khóa đi học tàu ngầm bên Nga, và sau lần tuyển chọn tiếp thì tôi trúng tuyển phi công", Nguyễn Văn Thuận chia sẻ.
"Tôi luôn nhớ khi còn bé, chỉ cần thấy máy bay dù bé xíu trên bầu trời là đưa mắt nhìn theo tới khi nào không thấy được nữa mới thôi và rất thắc mắc tại sao vừa to vừa nặng như vậy mà máy bay có thể bay cao, bay xa, bay nhanh được.
Lần đầu tiên cầm lái là một ngày không thể quên đối với tôi. Không gian xung quanh là không gian ba chiều, tôi có thể lượn đi lượn lại như một chú chim, cảm giác tuyệt lắm", Nguyễn Văn Thuận nói.
Thuận cho biết, thời gian và chương trình huấn luyện thực hiện đủ các chế độ trong ngày, tuần. "Ngày có hoạt động bay, tôi phải tập trung chuẩn bị bay rất kỹ lưỡng từ ngày hôm trước. Ngày đi bay thì thường dậy rất sớm. Ăn sáng rồi ra sân bay, tập trung giao nhiệm vụ bay, tham gia bay. Sau mỗi chuyến bay, ban bay là giảng bình rút kinh nghiệm những gì làm được, chưa làm được để những chuyến bay sau sẽ đạt được đúng yêu cầu mà bài bay đặt ra.
Trở thành một trong 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2018, Thuận cho biết rất bất ngờ, vui; là một mốc quan trọng mà không bao giờ tôi có thể quên được. Trở thành Gương Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu là trở thành một “tấm gương sống", Thuận chắc nịch sẵn sáng với nhiệm vụ này.
Chia sẻ về trách nhiệm của một người trẻ tuổi với xã hội, Thuận cho rằng: Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, nền kinh tế thị trường, những xu thế, ảnh hưởng văn hóa toàn thể giới thì mình chỉ có một suy nghĩ rất đơn giản. Hãy trở thành một công dân tốt và có ích cho xã hội, đó chính là trách nhiệm lớn nhất của những người trẻ tuổi.
Thuận cho biết mục tiêu trong năm 2019 là cố gắng phấn đấu nhiều hơn trong công việc, hoàn thiện hơn nữa các kiến thức, kĩ năng quân sự cũng như chuyên ngành bay của mình. Và mình sẵn sàng trở thành một “ông bố bỉm sữa”.
Phi công Nguyễn Văn Thuận cho biết từng tới 9 quốc gia
Nếu không đi theo lĩnh vực hiện nay, bạn nghĩ mình có thể làm tốt công việc nào?
Văn Thuận: Mình nghĩ là mình sẽ trở thành một giáo viên dạy tiếng Anh. Năm thi đại học mình cũng đỗ một trường Cao đẳng sư phạm chuyên ngành tiếng Anh.
Văn Thuận: Mình đã từng tới 9 nước rồi, bao gồm: Canada, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nam Phi, Úc. Mình là bộ đội nên chỉ được đi nước ngoài khi có nhiệm vụ. Đất nước mình muốn trở lại nhất đó là Canada, nơi mình đã học để trở thành phi công.
Món quà ý nghĩa nhất bạn từng tặng người thân bằng tiền lương/thưởng của mình?
Văn Thuận: Mình vẫn còn nhớ đó là chiếc xe đạp điện mình mua tặng mẹ mình nhân dịp ngày 8/3/2012. Lúc ấy khi mình vừa sang Canada học được khoảng 3 tháng. Đây là số tiền mình tiết kiệm từ sinh hoạt phí.