Bài toán 1: Phép toán “xảo thuật” đoán tuổi
Cách 1:
Đầu tiên, hãy nhân số tuổi của bạn lên gấp 10 lần, sau đó, đem trừ đi một số chia hết cho 9 (nhỏ hơn 90). Bạn hãy cho tôi biết con số kết quả cuối cùng, và bạn sẽ phải “há hốc miệng” khi tôi đoán “chuẩn không cần chỉnh số tuổi của bạn.
Ví dụ bạn 22 tuổi, đem nhân với 10: 22 x10 = 220, rồi trừ cho 1 số chia hết cho 9: 220 – 45 = 175. Và tuổi của bạn là 17 + 5 =22 tuổi.
Nếu không tin, bạn hãy thử xem!
Ảnh minh họa.
Cách 2:
Tôi cũng có thể tính số tuổi của bạn bằng cách này:
Trước hết, bạn hãy nhân tuổi của mình với 2, kết quả được bao nhiêu thì bạn lại cộng với 5, rồi tiếp tục đem nhân với 5. Nói cho tôi biết kết quả của bạn, và điều kỳ diệu sẽ xảy ra.
Ví dụ bạn 22 tuổi, nhân với 2: 22 x 2 = 44, rồi cộng với 5: 44 + 5 = 49, tiếp tục nhân với 5: 49 x 5 = 245
Tôi sẽ nói bạn: 24 -2 = 22 tuổi.
Khó tin đúng không?
Tôi vẫn còn 1 cách tính tuổi nữa cơ!
Cách 3:
Đầu tiên, lấy tháng sinh nhân với 2, số thu được cộng thêm 5, lấy tổng số đó nhân với 50 rồi cộng thêm với tuổi của bạn (dưới 100 tuổi), lại trừ đi 250. Nói cho tôi kết quả và tôi sẽ nói cho bạn số tuổi của mình.
Ví dụ: Một người sinh ngày 12 tháng 09 năm 1994 chúng ta làm thử theo phép toán trên nhé!
Tháng sinh nhân với 2: 9 x 2 = 18 lấy 18 + 5 = 23; lấy 23 x 50 = 1150, tuổi của người đó năm nay (2016) là 22 đem cộng với 1150: 22 + 1150 = 1172; lấy 1172 – 250 = 922.
Và tôi sẽ đoán được bạn sinh tháng 9, năm nay 22 tuổi. Chuẩn chưa?
Lưu ý: Ban đầu, tôi hoàn toàn không biết số tuổi của bạn, và nhưng chỉ sau vài phép toán và nhờ cả “diễn sâu”, bạn hoàn toàn bị tôi chinh phục. Không tin cứ thử xem!
Bài toán 2: Phép toán đoán suy nghĩ
Trước tiên, bạn hãy nghĩ về một số có 2 chữ số, sau đó, tính tổng 2 chữ số đó lại, rồi lấy số ban đầu trừ đi tổng vừa tính được. Rồi nhìn vào bảng tìm ký hiệu tương ứng với kết quả bạn có được theo hình sau:
Phép toán đoán suy nghĩ.
Và tôi sẽ đoán được ký hiệu của bạn là gì.
Thêm một phép toán khác nữa nhé!
Bài toán 3: Phép toán đoán số
Đầu tiên, bạn hay nghĩ về một số bất kỳ trong khoảng từ 1 – 10, nhân số đó với 2, rồi cộng thêm 8, tiếp tục chia tổng đó cho 2, bước cuối cùng là trừ đi số đầu tiên mà bạn nghĩ tới.
Bạn ra kết quả chưa?
Hãy xem đây có phải là số ban đầu bạn chọn không nhé!
Chuẩn rồi đúng không? Nếu vẫn còn nghi ngờ, chúng ta làm lại lần nữa nhé! Lần này, bạn có thể chọn một số bất kỳ, nhân số đó với 2, rồi cộng thêm 32, lại chia cho 2, rồi trừ đi số ban đầu.
Và kết quả phép tính có phải là đây?
Sợ chưa? Suy nghĩ của bạn đã bị lộ tẩy rồi đó.
Nhưng, thật ra, tất cả những phép toán trên chỉ là “xảo thuật” mà thôi, cùng xem phương pháp giải nhé!
Bài toán 1:
Cách 1:
Phép toán đoán tuổi này rất đơn giản: Nếu đem tuổi của một người nào đó nhân lên cho 10 thì hàng đơn vị của tích số đó bao giờ cũng là số 0.
Nếu đem tích số ấy trừ đi một lần 9 thì số hàng chục sẽ bớt đi 1 và hàng đơn vị lại thêm lên 1 vì lẽ: 9 = 10 – 1. Cứ như vậy nếu trừ đi n lần 9 thì hàng chục sẽ bớt đi K đơn vị và hàng đơn vị sẽ tăng thêm n.
Ví dụ: đối với người 36 tuổi, ta sẽ lấy: 36 x 10 = 360, rồi trừ cho một số chia hết ch0 9, tức: 360 – 18 = 342. Từ đó, ta suy ra số tuổi là: 2 + 34 = 36 tuổi.
Chỉ đơn giản thế thôi!
Cách 2:
Giải thích cách 2 này như sau: Gọi x là số tuổi của một người và y là kết quả cuối cùng sau các phép tính. Ta có phương trình:
( 2x + 5 )5 = y <=> 10x = y – 25 <=> x = (y – 25) / 10 <=> x = (y – 5- 20) / 10 <=> x = (y – 5) / 10 – 2
Như vậy, muốn tìm x (số tuổi của ai đó), ta chỉ cần bỏ đi con số 5 ở hàng đơn vị của kết quả cuối cùng, rồi đem hai số còn lại trừ đi cho 2 là sẽ tìm được số tuổi của một người nào đó.
Cách 3:
Giả sử a là tháng sinh, b là số tuổi của một người, c là kết quả cuối cùng. Ta có các phép tính: (2a + 5) x 50 + b – 250 = c <=> 100a+ b = c
Số c là số đã biết, vì 100a luôn là một số có ít nhất 2 số 0 ở cuối, vì thế, b sẽ là 2 số cuối cùng của c, và a sẽ là những số đứng trước b.
Bài toán 2:
Đọc kỹ một bài toán một lần nữa nhé. Gọi số ban đầu là ab, và tất nhiên là có thể viết dưới dạng 10a + b.
Sau đó tính tổng a + b. Rồi lấy số có 2 chữ số lúc đầu trừ đi tổng vừa tính ra, tức là 10a + b – (a + b) = 9a.
Và kết quả luôn là 9a, và luôn chia hết cho 9, cho dù b là số nào đi nữa. Như vậy dù số có 2 chữ số ban đầu bạn nghĩ là số nào đi chăng nữa thì số kết quả cuối cùng luôn là một số chia hết cho 9.
Sau đó, nhìn bảo bảng ký hiệu. Chú ý rằng, bảng này luôn thay đổi khác nhau mỗi lần bạn chơi. Tuy nhiên, dù thay đổi thế nào thì tất cả các số chia hết cho 9 đều có chung 1 ký hiệu, ví dụ: 9, 18, 27, 36…72, 81 đều là biểu tượng đoạn thẳng răng cưa.
Riêng số 90 là ngoại lệ, bởi vì đơn giản là nó không cần số 90, bởi vì bạn sẽ không bao giờ tính ra kết quả 90. Giá trị lớn nhất của a là 9 nên giá trị lớn nhất của 9a chỉ tới 81 mà thôi.
Có thể lần chơi này tất cả biểu tượng của các số chia hết cho 9 là hình đoạn thẳng răng cưa, nhưng lần chơi sau tất cả biểu tượng của các số chia hết cho 9 lại là hình tròn hoặc hình mũi tên chẳng hạn.
Những sự thay đổi này chỉ để đánh lừa tâm lý của bạn. Bởi vì cơ chế của nó nằm ở chỗ: miễn là tất cả các số chia hết cho 9 có cùng biểu tượng, không quan trọng biểu tượng đó là gì.
Bài toán 3:
Đây được cho là một trò ảo thuật đạt hiệu quả 100%, không có một chút sai sót nào. Cùng xem phương pháp giải nhé.
Đọc lại yêu cầu một lần nữa. Gọi số bạn nghĩ đến là số a, ta sẽ có một biểu thức như sau:
[(2a +8)/2] – a <=> (a + 4) – a
Và bạn có thể thấy kết quả là như thế nào rồi đó, số a sẽ hoàn toàn bị triệt tiêu sau khi rút gọn, và kết quả của phép tính sẽ chỉ là 4.
Hay nói cách khác, kết quả của phép tính sẽ luôn bằng một nửa con số được cộng thêm vào.
Vậy bạn đã rõ mánh khóe ở đây rồi chứ? Cộng thêm bất kỳ một con số bất kỳ chia hết cho 2, bạn sẽ luôn đoán đúng bất kể người được hỏi nghĩ đến con số nào.
Nếu chưa cảm thấy chưa "đã" bạn hãy xem tiếp video dưới đây:
Suy nghĩ của 100% người sẽ bị lộ tẩy qua phép toán ma thuật này!
Tổng hợp