Theo ấn phẩm Science in Siberia, các nhà khoa học tin rằng viên kim cương đó có niên đại khoảng 3,6 tỷ năm.
"Nhiều khả năng đó là viên kim cương lâu đời nhất mà con người từng biết được cho đến nay. Tuổi của nó ước tính vào khoảng 3,6 tỷ năm", Giám đốc khoa học của Viện Địa chất và Khoáng vật tại chi nhánh Siberia của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Viện sĩ Nikolai Pokhilenko cho biết.
Họ đã tìm ra tuổi của viên đá có đường kính 0,3mm trên bằng phương pháp xác định niên đại đồng vị. Nó được bao bọc bên ngoài bởi khoáng chất olivine ở nhiệt độ hơn 1.400 độ C và áp suất trên 5,5 Gpa. Các chỉ số trên tương ứng với độ sau khoảng 180km.
Nghiên cứu cho biết một loại khoáng chất đang phát triển, olivine, đã chiếm lấy viên kim cương 0,3 mm ở nhiệt độ hơn 1400 độ C và áp suất hơn 5,5 GPa. Điều này tương ứng với độ sâu khoảng 180 km, nằm dưới lớp phủ thạch quyển của các cấu trúc cổ xưa.
Loại đá phổ biến nhất có thể chứa kim cương ở độ sâu của lớp phủ thạch quyển là kimberlite. Từ cuối những năm 1960, nhiều nhà khoa học Nga và nước ngoài đã chú tâm đến các mẫu đá và khoáng chất của lớp phủ thạch quyển tại Udachnaya - một trong những mỏ kim cương lớn nhất ở Nga.