Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu thế giới tiếp tục thải ra lượng CO2 ở mức tương tự như bây giờ thì rạn san hô đa dạng nhất thế giới này sẽ bị hư hại vào năm 2050 và chết đi vào năm 2100.
Vì sao lại có sự thiệt hại này?
Các nhà nghiên cứu biết rằng việc gia tăng lượng CO2 có ảnh hưởng đến hành vi của tảo. Mặc dù vẫn chưa thể giải thích được cơ chế này nhưng các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Griffith ở bang Queensland, Australia, cho biết "tảo dại" có thể tiêu diệt các loài san hô do bị một hợp chất hóa học đầu độc.
Rạn san hô Great Barrier có nguy cơ bị "san phẳng" do ảnh hưởng từ hiện tượng nóng lên toàn cầu
Theo Giáo sư Guillermo Diaz-Pulido ở Đại học Griffith và đồng thời là tác giả của nghiên cứu, cho biết:
"Đây là một bước tiến quan trọng trong việc tìm hiểu tảo có thể gây tổn hại cho san hô và có ý nghĩa quan trọng đối với việc tìm hiểu những hậu quả của lượng khí thải CO2 tăng lên ảnh hưởng tới sự sống còn của rạn san hô Great Barrier.
Đối với các loại tảo, để phát triển thì chúng đều cần ánh sáng và CO2 giống như bất kỳ thực vật khác, và vì tảo trong tương lai sẽ tiếp xúc với CO2 nhiều hơn trong nước biển, chúng tôi muốn biết đến mức độ CO2 nào sẽ ảnh hưởng đến một số loại tảo như hoạt động sinh lý và sự tương tác với các động vật biển khác".
Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu trên hòn đảo Heron
Những nghiên cứu được tiến hành sử dụng thí nghiệm dưới nước và phòng thí nghiệm tại đảo Heron, nằm ở phía nam của rạn san hô.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm mẫu tảo trong phòng thí nghiệm để quan sát những ảnh hưởng của CO2 tới tảo.
Họ đặt mẫu tảo ở hai mức độ CO2 khác nhau: Môi trường xung quanh và mức độ cao, với môi trường xung quanh phản ánh mức hiện tại và mức độ phản ánh cao dự kiến cho năm 2100 theo mô hình của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu.
Thủ phạm "tàn phá: Rạn san hô lớn nhất thế giới lộ diện
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports cho thấy lượng CO2 nhiều hơn trong tảo, trong đó một số loài tảo tạo ra lượng khí thải này nhiều hơn so với các loại tảo khác.
Theo Mark Hay, giáo sư về khoa học môi trường và công nghệ tại Viện Công nghệ Georgia và là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: "Những gì chúng tôi đã khám phá ra là một số loại tảo sản sinh ra hóa chất nhiều hơn và điều này có thể ngăn chặn sự phát triển cũng như tiêu diệt san hô nhanh chóng hơn".
Chính hàm lượng CO2 quá cao trong một số loại tảo là một trong những nguyên nhân "tàn sát" rạn san hô lớn nhất thế giới.
Chỉ trong vài tuần nhắn ngủi, tốc độ phát triển của những loại hóa chất này rất nhanh.
"Nếu tảo phát triển vượt san hô, chúng tôi cho rằng đây sẽ là một vấn đề "nan giải" góp phần gây nên sự suy thoái rạn san hô, quan ngại nhất hiện nay như chúng ta đã biết là hiện tượng tẩy trắng san hô, ảnh hưởng nghiệm trọng đến hệ sinh thái biển".
Theo giáo sư Giáo sư Diaz-Pulido nhận định, nghiên cứu này có ý nghĩa toàn cầu bởi vì một trong những loài rong biển mà nhóm chuyên gia nghiên cứu là một loại tảo nâu thường thấy là gây thiệt hại nhiều nhất trong các rạn san hô trên toàn thế giới.
Đây thực sự là một mối quan ngại bởi nếu những loại tảo tận dụng mức độ CO2 cao trong nước biển thì sự biến đổi càng ở mức báo động hơn.
Diaz-Pulido cho rằng, quy mô của vấn đề này là quá lớn để có thể loại bỏ tảo từ các rạn san hô vì chúng có thể tái sinh và tái tạo rất nhanh.
Do đó, cách giải quyết tối ưu hàng đầu chính là cắt giảm lượng khí thải CO2 trong bầu khí quyển nhằm hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu, đã và đang gây nên hàng loạt những biến đổi ghê gớm, đặc biệt là "san phẳng" rạn san hô lớn nhất thế giới ở Australia.
Rạn san hô Great Barrier là hệ sinh thái sống lớn nhất thế giới, trải dài 2.000km dọc bờ biển phía Đông Bắc Australia, mang về doanh thu du lịch khổng lồ mỗi năm cho nước này.
Great Barrier đang nằm trong danh sách các Di sản Thế giới bị đe dọa với mức độ bị tẩy trắng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới việc phát triển du lịch và duy trì nghề cá ở Australia.
Hiện tại, Australia đang nỗ lực thực hiện những phương án để nhằm khôi phục và phát triển rạn san hô khổng lồ này.
(Nguồn: Dailymail)