Có thể bạn không biết về một số loài động vật sống lâu hơn nhiều so với con người chúng ta. Một con vẹt nuôi nhốt có thể sống trên 80 năm. Những con rùa khổng lồ tuổi thọ có thể lên tới 100 năm hoặc nhiều hơn thế.
Đây là loài vẹt bản địa của New Zealand, có tên là Kakapo. Chúng có thể sống hơn 60 tuổi và đặc biệt là loài vẹt duy nhất trên thế giới không biết bay.
Động vật có xương sống thọ nhất trên thế giới chính là loài rùa khổng lồ Aldabra. Loài rùa này chỉ sinh sống trên quần đảo Galaparos, Ecuador. Đã từng có con rùa Aldabra lập kỉ lục với 255 tuổi.
Thậm chí, loài cá voi Bắc Cực có thể sống được ít nhất 211 năm. Nhưng mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra một loài sinh vật cổ, sống ở dưới đáy biển có tuổi thọ "khủng" nhất từ trước tới nay là 11.000 năm tuổi.
Một loài cá voi Bắc Cực có thể sống tới hơn 200 năm. Các nhà nghiên cứu cho rằng chính nhờ môi trường sống lạnh giúp làm chậm quá trình trao đổi chất và lão hóa ở loài dộng vật có vú này.
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Aging Research Reviews cho biết, các nhà khoa học kết luận sinh vật lạ mới được tìm thấy kia là loài bọt biển Monorhaphis Chuni (còn gọi là động vật thân lỗ), sống ở tầng nước sâu dưới đáy đại dương đã sống ít nhất 11.000 năm.
Đây là loài bọt biển lớn nhất trên thế giới với chiều dài tới 3m.
Tuy nhiên, đây mới chính là loài động vật sống lâu nhất trên thế giới, với tuổi thọ tới 11,000 năm.
Với tuổi tác và chiều dài đều thuộc "hàng khủng", loài bọt biển này trở thành trung tâm gây nhiều sự chú ý trong giới khoa học.
Trước đó, không có một loài động, thực vật trên trái đất có thể sống tới 11.000 năm tuổi ngay cả những loài sống gần gũi với bọt biển.
Các nhà khoa học đang "khao khát" mong muốn tìm hiểu và khám phá các chức năng sinh học của loài sinh vật đặc biệt này. Họ hy vọng có thể tìm hiểu được cách thức mà loài bọt biển này có thể sống được trong một thời gian dài tới như vậy.
Nguồn: Inhabitant