Nếu được hỏi rằng, Trái đất của chúng ta có màu gì, hẳn không ít người sẽ trả lời ngay - màu xanh.
Thế nhưng nghiên cứu mới đây của các chuyên gia thuộc ĐH Quốc gia Úc (ANU) đã bật mí bí mật bất ngờ.
Sau khi phân tích mẫu hóa thạch quý có niên đại tới 1,1 tỉ năm tuổi, thu được trong phiến đá đen cổ đại ở lòng sa mạc Sahara, nhóm tác giả nhận định màu Trái đất xưa kia có màu hồng chứ không phải xanh.
Cụ thể, hóa thạch vi khuẩn cyanobacteria - một trong những sinh vật đầu tiên trên Trái đất sống dưới ánh sáng Mặt trời chỉ ra, Trái đất 1,1 tỉ năm trước có màu hồng tươi.
Quan sát dưới kính hiển vi, giới chuyên gia đã tìm thấy chất diệp lục trong vi khuẩn này. Ta biết chất diệp lục sẽ giúp thực vật quang hợp nhưng điểm lạ là diệp lục xưa kia nó có màu đỏ thẫm tới tím thẫm.
Sau khi chưng cất diệp lục cổ, kết quả cho thấy ống nghiệm thu được màu hồng - màu của đại dương bao phủ của tỉ năm về trước - khi mà vi khuẩn cổ đại sinh sống và quang hợp.
Giáo sư Jochen Brock - người tham gia nghiên cứu chia sẻ, bà và đồng nghiệp rất bất ngờ về phát hiện này. Bởi lẽ vốn dĩ từ xa xưa tới nay, chúng ta luôn có 1 niềm tin mãnh liệt rằng Trái đất là 1 hành tinh xanh.
Rất nhiều mô phỏng, tái hiện Trái đất cổ xưa là màu xanh - nhưng sự thật lại không phải như vậy. Chúng có màu hồng tươi - "bright pink" cơ.
Hiện giới khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu với mẫu hóa thạch và chưa hết bất ngờ về bí mật mà họ thu được.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences.
Nguồn: Live Science Ngư dân Chile hí hửng "mừng hụt" khi bắt được sinh vật có ngoại hình hệt như thủy quái