Giống như một "quả bom nổ chậm", một kho dự trữ khổng lồ khí carbon dioxide (CO2) đang khiến các nhà khoa học lo sợ một ngày nào đó, chính con người sẽ kích nổ "trái bom" này!
"Quả bom" khổng lồ khí carbon dioxide
Nằm sâu trong khu rừng rậm nhiệt đới ở Congo, trải rộng trên một diện tích rộng lớn hơn cả nước Anh (145.500 km2), vùng đất ngập nước này đang lưu giữ tới 30,6 tỷ tấn khí carbon dioxide trong lớp đất đá của nó.
Mặc dù là khu rừng nhiệt đới thuộc hàng lớn nhất thế giới, nhưng khu rừng này lại có thể giải phóng một lượng khí nhiên liệu hóa thạch khổng lồ vào bầu khí quyển và chính sự phát triển của con người đang dần biến nỗi sợ ấy thành sự thật.
Một nhóm nghiên cứu của Anh và Congo đã khám phá ra khu vực này một vài năm về trước (2014), thông qua việc điều tra hiện trường và sử dụng các hình ảnh thu được từ vệ tinh để vẽ nên tấm bản đồ chính xác nhất của vùng đất ngập nước này.
Họ gọi khu vực này là Cuvette Centrale. Là một vùng đất rộng lớn nằm ở trung tâm khu rừng nhiệt đới và cách xa con người.
Họ cho biết đây là một vùng đất rất gồ ghề, lầy lội và cách ly với con người. Nếu con người can thiệp vào như sử dụng với mục đích nông nghiệp hay lớp đất đá bên trên bị khô đi do cây cối xung quanh bị chặt phá, khí carbon bên dưới sẽ thoát ra khí quyển.
Nhà nghiên cứu Simon Lewis tới từ Đại học Leeds (Anh) cho biết:
"Nó vô cùng hẻo lánh, nhưng chúng tôi từng thấy bóng người tại đây, họ cày xới và trồng thực vật như cọ dừa và lúa cũng như các hoạt động nông nghiệp khác, nguyên nhân của sự giải phóng một lượng lớn khí carbon vào không khí".
Tại sao lại có một lượng nhiên liệu hóa thạch lớn như vậy?
Vùng đất ngập nước chứa khí carbon bên dưới. Ảnh Internet.
Trong lịch sử hình thành địa chất, nguồn nguyên liệu hóa thạch này là sự chất đống các thực vật hay tổ chức vật chất tại môi trường ngập nước. Lớp bùn đất sét bên trên đã tạo nên lớp ngăn cách oxy trong không khí. Do đó, làm chậm quá trình phân hủy.
Theo sự giải thích của Hiệp hội Địa Vật lý Mỹ (American Geophysical Union), các vi sinh vật sống ở vùng đầm lầy này không thể sản xuất một loại enzyme có tên phenol oxidase.
Điều này gây trở ngại cho khả năng phá vỡ kết cấu vật chất, từ đó làm chập quá trình phân hủy, làm cho một lượng khí carbon dioxide lớn được tạo thành và bị "giam giữ" dưới lớp đất bùn.
Điều đáng lo ngại là khi lớp áo giáp này bị mất đi do mặt đất bị khô ráo, các enzyme này sẽ hoạt động tích cực trở lại cũng như các vi sinh vật phục hồi khả năng của mình.
Tham gia vào quá trình tái tạo carbon, khí đó lượng carbon lớn bị thoát ra ngoài là điều không thể tránh khỏi.
Lewis và nhóm của mình ước đoán lượng carbon được tích tụ ở vùng đất ngập nước Congo Basin cách đây 11.000 năm về trước, ông cho rằng vùng đất ngập nước này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại sự biến đổi khí hậu.
"Nếu vùng đất ngập mặn Công Basin bị phá hủy, điều này sẽ làm giải phóng hàng tỉ tấn carbon dioxide vào không khí".
Nghiên cứu được công bố trên Nature.
Nguồn: Sciencealert