Phát hiện nhiều manh mối về cội nguồn sự sống trong một thiên thạch cổ đại

Minh.T.T |

Những viên đá đặc biệt này có thể cho chúng ta biết về cách mà sự sống hình thành trên Trái Đất – và liệu sự sống còn có thể tồn tại ở nơi nào khác trong không gian hay không.

Theo trang tin Independent, các nhà khoa học đã tìm thấy manh mối có thể giải thích nguồn gốc sự sống - không chỉ trên hành tinh của chúng ta mà còn ở những nơi khác - trong một thiên thạch cổ đại.

Phát hiện mới này tập trung vào những viên đá đã hình thành trong suốt quá trình ra đời của hệ mặt trời chúng ta - tức khoảng 4,5 tỷ năm trước. Bằng cách "quay ngược" lại thời kỳ cổ đại, các nhà thiên văn học có thể thử và hiểu được Trái Đất của chúng ta đã dần hỗ trợ sự sống như thế nào.

Và bằng cách áp dụng các khám phá tương tự, các nhà nghiên cứu có thể hiểu được liệu trong các hệ mặt trời khác có thể có sự sống hay không.

Nghiên cứu đã xác nhận rằng các vật chất hữu cơ quan trọng dường như đã được hình thành từ thời điểm nguyên sơ của hệ mặt trời.

Bằng cách phân tích tỷ lệ đồng vị của các hợp chất trong thiên thạch, họ có thể tìm thấy "dấu vân tay" của các nguyên tố chính - bao gồm carbon, hydro, oxy, nitơ và lưu huỳnh, tất cả đều vô cùng quan trọng đối với thời điểm khởi đầu của sự sống và được tìm thấy bên trong những thiên thạch đó.

Nếu những vật chất hữu cơ đó có thể được tạo thành thông qua các quá trình tương đối đơn giản ngay trong hệ mặt trời từ thuở sơ khai, thì nhiều khả năng chúng cũng được phổ biến rộng rãi ở những nơi khác. Điều đó có nghĩa là khả năng tìm thấy sự sống tại các hệ hành tinh khác sẽ cao hơn nhiều so với những gì chúng ta từng nghĩ.

Loại thiên thạch cổ đại được nghiên cứu bởi các nhà khoa học tại Đại học Manchester cực kỳ hiếm có: được biết đến với tên gọi Carbonaceous Chondrite, chúng chỉ chiếm vài phần trăm trong tổng số tất cả các thiên thạch đã được biết đến.

Và việc có thể tận dụng loại thiên thạch này để nhìn lại thời điểm khởi đầu của hệ mặt trời bao quanh chúng ta quả là một thành tích cực kỳ quan trọng và là một phương thức lạ thường, xét việc Trái Đất có xu hướng quét sạch những dấu vết cổ đại đó.

"Trái đất là một hành tinh luôn vận động - các quá trình kiến ​​tạo mảng và xói mòn đã xóa đi hầu hết các vết tích ban đầu trên Trái đất ", Romain Tartèse thuộc Trường Khoa học Trái đất và Môi trường của Manchester cho biết.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu thiên thạch trong hơn hai năm để xác định chính xác thành phần cấu trúc của nó. 

Họ tìm ra một loạt những manh mối về cách các khối đơn thể của sự sống hình thành – ví dụ, phát hiện những manh mối về oxy cho thấy những chất liệu chủ chốt cho sự sống đã tự chúng hình thành ngay trong hệ mặt trời của chúng ta, chứ không phải từ một nơi nào khác.

Tiến sĩ Tartèse nói: "Dạng đồng vị oxy tương tự như mối quan hệ liên kết của Mặt Trời, các tiểu hành tinh và các hành tinh kiểu Trái Đất. Do đó, điều này có nghĩa là các chất hữu cơ của thiên thạch Carbonaceous Chondrite được hình thành thông qua phản ứng hóa học ở thời kỳ sơ khai của hệ Mặt trời, chứ không phải được truyền qua lại khi các thiên thạch tiếp xúc với nhau".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại