Phát hiện này đã thay đổi cách nhìn của ta về bí thuật ướp xác trường tồn nghìn năm của người Ai Cập cổ

Gucci |

Các chuyên gia Úc phát hiện ra rằng, thuật ướp xác đã xuất hiện sớm hơn cả 1.500 năm trước.

Nói đến ướp xác, không ít người nhớ ngay đến các Pharaoh Ai Cập và cho rằng chỉ có họ mới nắm trong tay công thức bảo quản, ướp xác của thời xưa.

Nhưng phát hiện mới đây của các chuyên gia thuộc ĐH Maccquaire (Úc) lại cho bạn thông tin đầy thú vị khác.

Phát hiện này đã thay đổi cách nhìn của ta về bí thuật ướp xác trường tồn nghìn năm của người Ai Cập cổ - Ảnh 1.

Chúng ta biết rằng, xác ướp thường có niên đại khoảng 3.700 - 3.500 năm TCN. Chúng được lưu giữ tại bảo tàng thành phố Turin, Ý từ năm 1901 và đến nay vẫn nguyên vẹn. Vậy nhưng, kết quả phân tích đưa ra bằng chứng là người Ai Cập đã ướp xác từ 1.500 năm trước đó.

Giới khảo cổ cho rằng, người Ai Cập sống trước thời Pharaoh hơn 1.000 năm đã có kiến thức về quy trình bảo quản xác và cũng có niềm tin về tôn giáo.

Nghiên cứu xác ướp cổ đại khai quật được ở Badari và Mostagedda (khoảng 4.500 - 3.350 năm TCN), các chuyên gia phát hiện người xưa được chôn vùi cùng túi nhỏ chứa hạt làm từ nhựa cây.

Phát hiện này đã thay đổi cách nhìn của ta về bí thuật ướp xác trường tồn nghìn năm của người Ai Cập cổ - Ảnh 2.

Điều này gợi ra suy nghĩ cho giới khảo cổ về việc người xưa dùng nhựa cây như 1 cách ướp xác thô xơ.

Với những xác ướp cổ xưa hơn, dù không có xác nhưng họ lại tìm thấy những mảnh vải lanh. Những mảnh vải này được cho là bằng chứng cho thấy các xác chết xưa kia được bọc lại 1 cách cẩn thận, và điểm lạ là cũng xuất hiện dấu vết nhựa cây trong các mảnh vải đó.

Jana Jones, - nhà nghiên cứu thuộc Sở lịch sử cổ đại tại ĐH Macquarie ở Sydney, Australia cho hay, việc phát hiện ra xác ướp Turin cũng đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu một cơ hội hiếm có để tìm kiếm bằng chứng tương tự về cơ chế xác chết xưa được bảo tồn.

Tìm hiểu sâu hơn, các nhà khảo cổ biết được nguyên tắc cơ bản mà người Ai Cập cổ đại đã sử dụng để bảo quản nguyên xác. Họ sẽ luôn để xác ướp được toàn vẹn, không thiếu bộ phận nào. Giả dụ như nếu xác chết bị thiếu tay, thiếu chân - thì người xưa sẽ lắp 1 chiếc chân, tay giả vào để cho đủ bộ phận.

Phát hiện này đã thay đổi cách nhìn của ta về bí thuật ướp xác trường tồn nghìn năm của người Ai Cập cổ - Ảnh 4.
Phát hiện này đã thay đổi cách nhìn của ta về bí thuật ướp xác trường tồn nghìn năm của người Ai Cập cổ - Ảnh 5.

Sau đó, xác chết được quấn vải kĩ lưỡng. Nhựa thông và hương liệu là hai chất kháng khuẩn chính để ngăn chặn côn trùng và bảo quản các phần mềm.

Phần vải được nhúng vào hỗn hợp nhựa đun chảy cùng với hương liệu sau đó dùng để quấn xác.

Các chuyên gia thuộc ĐH Maccquaire (Úc) cho hay, việc phân tích và phát hiện thêm thông tin về xác ướp giúp này giúp giới chuyên gia hiểu hơn về người Ai Cập cổ - khi họ đã có kiến thức về quy trình bảo quản xác, cũng như hệ thống tín ngưỡng. Và điểm đặc biệt hơn là những nguyên liệu này được tiếp tục sử dụng cho đến thời Pharaoh - khi kỹ thuật ướp xác đạt đỉnh cao vào khoảng 2.500 năm sau.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại