Hổ mang phun nọc đỏ Sudanese ((Naja pallida) là một trong số các loài rắn được Phó Giáo sư Bryan Fry nghiên cứu. Ảnh: Wall Street Journal
Trong tự nhiên, có rất nhiều loài rắn có sở thích ăn thịt các loại rắn khác như rắn hổ mang, rắn cạp nong, rắn vua... nhưng đôi khi con mồi của chúng cũng là những loài rắn độc khét tiếng và điều đó khiến cho kẻ ăn thịt phải tiến hóa để thích nghi với điều này.
Mới đây, ngày 15/1/2021, trên trang web của trường Đại học Đại học Queensland của Úc (thường được gọi tắt là UQ) đã công bố một khám phá vô cùng thú vị về sự thích nghi này của các loài rắn.
Phó Giáo sư Bryan Fry bên cạnh con trăn vua. Ảnh: Abc
Cụ thể theo Phó Giáo sư Bryan Fry tới từ Phòng thí nghiệm Tiến hóa Chất độc của Đại học Queensland cho biết nhiều loài rắn đã tiến hóa một gene đặc biệt để tránh bị các loài rắn độc khác ăn thịt.
Cụ thể hơn chúng đã phát triển một cơ chế giống như hai cực cùng dấu của thanh nam châm sẽ đẩy xa nhau khi đặt gần. Phó Giáo sư Bryan Fry cho hay:
'Thông thường, các loài rắn sử dụng độc tố thần kinh có một thụ thể thần kinh mang điện tích âm khiến cho hệ thần kinh của con mồi sẽ bị tê liệt. Tuy nhiên một số loài rắn đã tiến hóa để thay thế các điện tích âm này trên thụ thể của chúng bằng các điện tích dương'.
Sự tiến hóa này giúp các loài rắn chống lại độc tố thần kinh từ các loài rắn khác (neurotoxin resistant, tạm dịch là: Kháng độc tố thần kinh), từ đó cho phép chúng không bị tê liệt khi bị kẻ ăn thịt tấn công.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra sự thay đổi này ít nhất 10 lần trong nhiều loài rắn khác nhau, thậm chí cả ở trăn Miến Điện (Tên khoa học: Python bivittatus) - con mồi của rắn hổ mang chúa.
Trong các cuộc chiến với rắn hổ mang chúa (Tên khoa học: Ophiophagus hannah), trăn Miến Điện thường thất thế bởi nọc độc của đối thủ. Nếu như kháng được nọc độc của kẻ thù thì con trăn hoàn toàn có thể chiến thắng bằng sức mạnh cơ bắp của mình.
'Tương tự, loài rắn chuột chũi Nam Phi (Tên khoa học: Pseudaspis cana), một con mồi yêu thích khác của rắn hổ mang cũng là một loài rắn có khả năng kháng độc tố thần kinh cực mạnh'.
'Trái lại, những loài trăn châu Á sống trên cây từ bé và các loài trăn ở Úc hiếm khi đụng độ với các loài rắn độc ăn thịt có độc tố thần kinh thì không có chất kháng độc tố thần kinh'.
'Chúng ta cũng đã biết về khả năng kháng độc tố thần kinh của nhiều loài động vật khác như cầy Mangut, tuy nhiên đây là lần đầu tiên chúng tôi phát hiện ra hiệu ứng như nam châm ở loài rắn'. Phó Giáo sư Bryan Fry cho hay.
Sở dĩ đến bây giờ các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra điều này là do sự xuất hiện của Dụng cụ Thí nghiệm Tương tác Phân tử Sinh học của Úc (ABIF) hoàn toàn mới cho phép phân tích hàng ngàn mẫu vât mỗi ngày.
Nghiên cứu được công bố trên tạp san học thuật Proceedings of the Royal Society B.