Tiểu hành tinh Bennu có đường kính khoảng 0,5 km. Trước đó, các nhà khoa học đặt tỷ lệ Bennu va chạm với Trái Đất trong năm 2200 là 1/2.700. Tuy nhiên mới đây, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA nâng cấp nguy cơ Bennu tác động lên Trái Đất, họ tiết lộ tỷ lệ này hiện đã tăng lên là 1/1.750, sẽ xảy ra vào một thời điểm nào đó trong vòng 300 năm tới.
Nếu Bennu đâm vào Trái Đất, nó sẽ không quét sạch mọi sự sống mà tạo ra miệng núi lửa có kích thước gấp gần 10 đến 20 lần kích thước của nó.
Do vậy, hiện các nhà khoa học tại cơ sở của NASA ở California, Mỹ đang thử nghiệm các phương pháp bắn đạn làm chệch hướng tiểu hành tinh có nguy cơ va vào Trái Đất.
Họ bắn những quả đạn nhôm nhỏ hình cầu vào các thiên thạch, là 32 mảnh vỡ của các tiểu hành tinh đã rơi xuống Trái Đất, lơ lửng trên các đoạn dây nylon.
Theo các chuyên gia, việc làm chệch hướng một tiểu hành tinh như Bennu, có khả năng va vào Trái Đất có thể cần nhiều tác động nhỏ từ một số loại thiết bị làm chệch hướng khổng lồ do con người tạo ra.
Bề mặt tiểu hành tinh Benny có kích thước ước tính 0,5 km |
Một tiểu hành tinh như Bennu giàu carbon có thể cần tới một vài va chạm nhỏ để tác động vào hướng di chuyển.
Các nhà khoa học đã nghiêm túc xem xét cách ngăn một tiểu hành tinh va vào Trái Đất kể từ những năm 1960, nhưng các phương pháp tiếp cận trước đây thường liên quan đến các giả thuyết về cách phá hủy vật thể vũ trụ thành hàng nghìn mảnh.
Vấn đề là những mảnh vỡ ra có khả năng phóng về phía Trái Đất và tiếp tục gây ra nguy hiểm, đe dọa nhân loại như tiểu hành tinh ban đầu.
Phương pháp tiếp cận tốt hơn được gọi là làm lệch hướng bằng việc bắn một thứ gì đó vào không gian, gây ra va chạm với tiểu hành tinh làm chệch hướng nhưng vẫn giữ chúng nguyên vẹn.
Tiến sĩ George Flynn, một nhà vật lý tại Đại học Bang New York, Plattsburgh cho biết: "Chúng tôi có thể phải sử dụng nhiều tác động. Bennu rất khó để làm lệch hướng, cần nhiều tác động nhỏ".
Các tiểu hành tinh chứa cacbon chondrite (loại C), ví dụ như Bennu, khá phổ biến nhất trong hệ mặt trời. Từ các thí nghiệm, các nhà nghiên cứu nhận thấy các thiên thạch loại C chỉ có thể chịu được khoảng 1/6 động lượng mà các chondrites khác có thể chịu được trước khi vỡ tan.
Các chuyên gia kết luận: "Các tiểu hành tinh loại C khó chệch hướng mà không bị vỡ hơn nhiều so với các tiểu hành tinh thông thường. Những kết quả này cho thấy cần nhiều tác động nhỏ liên tiếp để làm chệch hướng thay vì phá vỡ các tiểu hành tinh, đặc biệt là những tiểu hành tinh chứa carbon".
Trong tháng 9, theo NASA, một tiểu hành tinh khổng lồ có tên 2021 NY1, với kích thước gấp ba lần so với Tượng Nữ thần Tự do, sẽ đi vào quỹ đạo Trái Đất.
NASA đang theo dõi tảng đá khổng lồ có đường kính 130-300 mét này. Trong khi đó, chiều cao của Tượng Nữ thần Tự do chỉ là 93 mét. Tiểu hành tinh này đang di chuyển về phía trái đất với tốc độ 32.000 km/h.