Giao tiếp đóng vai trò khá quan trọng đối với các loài vật xã hội, giúp chúng đưa ra các quyết định nhóm, điều phối nhiệm vụ chung như tìm kiếm thức ăn và nuôi con.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra cá nhà táng giao tiếp phức tạp hơn nhiều lần so với suy nghĩ ban đầu của chúng ta và chúng có thể thực hiện nhiều cuộc trò chuyện với phương thức riêng.
Cá nhà táng kết hợp và điều chỉnh tiếng lách cách và nhịp điệu khác nhau, được gọi là “coda” nhằm tạo ra những tiếng gọi phức tạp, giống với ngôn ngữ của con người.
Những nghiên cứu trước đây về cá nhà táng cho thấy những âm thanh cuối giúp chúng truyền đạt danh tính của mình, nhưng chúng ta vẫn khá mù mờ về hệ thống liên lạc của chúng.
Bà Pratyusha Sharma cùng với các đồng nghiệp đã sử dụng dữ liệu từ Dự án Cá nhà táng Dominica để phân tích các bản ghi từ hơn 60 con cá nhà táng khác nhau thuộc loài cá nhà táng ở vùng Đông Caribe nhằm tạo ra “bảng chữ cái ngữ âm của cá nhà táng”.
Họ phát hiện ra rằng hệ thống giao tiếp của cá nhà táng phức tạp hơn và có khả năng chia sẻ thông tin lớn hơn so với những gì chúng ta nghĩ trước đây, do sự kết hợp và cấu trúc của các chuỗi phụ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp của các cá thể .
Các nhà nghiên cứu cũng đã xác định được “cấu trúc tổ hợp” trong ngôn ngữ của cá nhà táng, trong đó, chúng có thể kết hợp và điều chỉnh các tiếng lách cách và nhịp điệu khác nhau để tạo âm thanh phức tạp. Điều này làm tăng đáng kể phạm vi trò chuyện của chúng, giống như ghép các chữ cái khác nhau lại để tạo thành một từ, hoặc bổ sung chữ để thay đổi ý nghĩa của từ.
Các nhà nghiên cứu đã viết: “Hệ thống phát âm tổ hợp lớn là cực kỳ hiếm trong tự nhiên”.
Trong khi chức năng và ý nghĩa của những tiếng lách cách vẫn chưa được làm rõ, các nhà nghiên cứu cho rằng ngôn ngữ của cá nhà táng có khả năng thể hiện phần lớn ý nghĩa mà chúng muốn bày tỏ.