Phát hiện loài cá mập mới ở Đại Tây Dương, có tổ tiên "già" hơn khủng long

Nguyễn Hằng |

Các nhà khoa học phát hiện một loài cá mập mới ở Đại Tây Dương. Tổ tiên của chúng đã xuất hiện cách đây 250 triệu năm, sớm hơn cả khủng long.

Theo đó, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Florida (Mỹ) đã phát hiện một loài cá mập sáu mang mới thuộc vùng biển ngoài khơi Belize, Đại Tây Dương.

Cá mập sáu mang là một trong những loài động vật cổ xưa nhất từng sinh sống trên Trái Đất.

Qua quá trình kiểm tra và phân tích ADN, các nghiên cứu cho rằng mặc dù có những nét tương đồng nhưng loài cá mập này lại có nhiều khác biệt lớn về mặt di truyền. Do đó, đây là một loài cá mập sáu mang mới ở Đại Tây Dương với tên khoa học là Hexanchus vitulus.

Phát hiện loài cá mập mới ở Đại Tây Dương, có tổ tiên già hơn khủng long - Ảnh 1.

Loài cá mập mang mới ở Đại Tây Dương có tổ tiên xuất hiện trên Trái Đất cách đây 250 triệu năm. Ảnh: Ivy Baremore

Loài cá mập sáu mang mới được tìm thấy có thể dài tới 1,8 mét và sinh sống chủ yếu dưới đáy đại dương.

Xuất hiện cách đây 250 triệu năm, tổ tiên của cá mập sáu mang được cho là lâu đời hơn cả khủng long. Đến ngày nay, cá mập sáu mang được cho là gồm hai loài: cá mập bò (Hexanchus griseus) và cá mập sáu mang mắt lớn (Hexanchus nakamurai).

Phát hiện loài cá mập mới ở Đại Tây Dương, có tổ tiên già hơn khủng long - Ảnh 2.

Cá mập sáu mang mắt lớn. Ảnh: Jean-Lou Justine

Phát hiện loài cá mập mới ở Đại Tây Dương, có tổ tiên già hơn khủng long - Ảnh 3.

Dựa theo phân tích ADN, các nhà khoa học kết luận đây là loài cá mập mang mới ở Đại Tây Dương. Ảnh: Ivy Baremore

Để kết luận về loài cá mập mới, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Florida (Mỹ) đã tiến hành phân tích bộ gene của của loài cá mập mang mới tìm thấy ở Đại Tây Dương và phát hiện chúng có sự khác biệt rõ rệt về di truyền so với hai loài cá mập bò và cá mập sáu mang mắt lớn sinh sống ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Cụ thể, trong một báo cáo, Phó giáo sư Toby Daly-Engel, người đứng đầu nghiên cứu này, khẳng định:

"Dù trông rất giống nhau khi quan sát bằng mắt thường, nhưng chúng tôi đã chứng minh rằng những con cá mập sáu mang Đại Tây Dương thực sự khác biệt ở cấp độ phân tử so với hai loài cá mập sáu mang hiện sinh sống ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương".

Daly-Engel nhận định, nghiên cứu này giúp hiểu rõ hơn về sự đa dạng của cá mập, đặc biệt là ở đáy đại dương, nơi mà chúng ta không thực sự biết nhiều.

Kết quả về những phát hiện của nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Marine Biodiversity.

Nguồn: Dailymail, IFLscience

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại