Các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch của một loài bò sát có kích thước lớn tương đương chó nhà , có tên khoa học là Euchambersia.
Theo các nhà nghiên cứu thì đây là loài có nọc độc đầu tiên, thậm chí còn trước cả con rắn đầu tiên được sinh ra trên Trái Đất.
Euchambersia sống ở Karoo, gần Colesberg ở Nam Phi và sống trước thời khủng long.
Các nhà khoa học tại Đại học Witwatersrand, Johannesburgm cho biết đây là loài bò sát sống cách đây 260 triệu năm, dài 40-50cm, tương đương một chú chó nhà.
Hộp sọ của hóa thạch Euchambersia
Cấu tạo răng của Euchambersia, hoàn toàn phù hợp với nhai thực vật lẫn động vật. Tuy nhiên, động vật vẫn là nguồn thức ăn chính trong thực đơn của nó.
Răng của Euchambersia có các rãnh và khe nhỏ chạy dọc theo phía ngoài của răng nanh, nọc độc bắt đầu từ đây mà truyền ra ngoài.
Răng của Euchambersia
Về cơ bản hình thức hạ ngục con mồi của nó cũng giống như rắn ngày nay. Đó là truyền nọc độc từ răng thông qua các rãnh đó sau khi đầu răng sắt nhọ đã ghim rách thịt nạn nhân.
"Đây là bằng chứng đầu tiên về động vật xương sống sở hữu nọc độc lâu đời nhất được tìm thấy, và còn đáng kinh ngạc hơn là nó không thuộc các loài mà chúng ta vẫn nghĩ" - nhà nghiên cứu Julien Benoit cho biết.
Qua đó, các nhà khoa học đặt ra giả thuyết động vật có vú từng có nọc độc trong quá khứ cách đây hàng triệu năm, nhưng đã dần mất đi khả năng này.
Theo: Dailymail