Sườn đồi Palpa ở Peru được nền văn minh Tiền Columbus trang trí phức tạp bằng cách vẽ hàng ngàn hình chạm khắc trong khu vực. Gần đây, các chuyên gia phục hồi 5 hình chạm trổ trong số đó.
Kể từ tháng 11/2017, một nhóm nhà khảo cổ thuộc Cơ quan Văn hóa Ica đã phục chế lại sự huy hoàng cho những hình chạm khắc thần thoại hàng ngàn năm tuổi đã bị hư hại do người đi qua lại trên sườn đồi trong những năm gần đây.
Một hình thù ở Palpa.
"Chúng tôi tiếp tục tìm thấy thêm nhiều hình chạm khắc, cho thấy toàn bộ khu vực này là những hình vẽ khổng lồ trên các sườn đồi sa mạc ở Paracas trong suốt hàng nghìn năm" - Bộ trưởng Bộ Văn hóa Peru Patricia Balbuena nói khi gần đây ông đến tham quan hơn 50 hình chạm khắc mới được phát hiện.
Một trong những lợi thế của Đường Palpa là có thể nhìn thấy nhiều hình chạm khắc cổ xưa mà không cần phải bay qua chúng, như với Đường Nazca.
Tuy nhiên, trong quá trình quan sát, các nhà khoa học đã sử dụng máy bay không người lái ghi lại hình ảnh từ trên độ cao 30m. Theo nhà khảo cổ học Johny Isla Cuadrado, đây là một trong những văn tự cổ "hoàn chỉnh nhất" trong khu vực.
Người ta cho rằng Đường Palpa do nền văn hóa Paracas và Topará sáng tạo ra từ năm 500 trước CN đến đầu kỷ nguyên hiện tại, nên chúng cổ xưa hơn nhiều so với Đường Nazca được tạo ra vào đầu kỷ nguyên này đến năm 650 sau CN.
Khám phá gần đây là tin tốt lành cho ngành du lịch của Peru, đem đến cơ hội đón chào hàng ngàn du khách đến Peru tham quan Đường Palpa.
Ngành du lịch đã mở rộng dịch vụ phục vụ du khách tham quan Đường Palpa. Du khách có thể đi máy bay qua khu vực để quan sát từ trên cao.
Tuy nhiên, Bộ Văn hóa Peru vẫn chú trọng gìn giữ Đường Palpa, không để khách tham quan và phương tiện cơ giới làm hư hại di sản hàng ngàn năm tuổi.
Các chuyên gia nói rằng Đường Palpa cho thấy các đặc điểm giống con người và tượng hình, ví dụ: hình con cá kình, con khỉ, vũ công và chim bồ nông.
Cho nên nó thu hút các nhà khoa học quan tâm, xác định xem nền văn minh Tiền Columbus sáng tạo ra những hình thù đó làm gì. Giống như các dạng hình học ở Đường Nazca để cúng tế các vị thần cầu mưa xuống vùng sa mạc.
Nguồn bài và ảnh: Ancient Code