Đây là một hội đường có lịch sử lâu đời ở Kraków, Ba Lan, kiến trúc của hội đường đã bị Đức Quốc xã phá hủy gần hết trong Thế chiến II. Tuy nhiên một kho chứa bí mật các đồ vật quý giá để cử hành nghi lễ được giấu ở đó vẫn không bị phát hiện và hư hỏng cho đến tận bây giờ.
Những nhà phục chế Hội đường Do Thái cổ này cho biết tòa nhà này có từ thế kỷ 18 ở Wieliczka, Ba Lan, và họ rất bất ngờ khi tìm thấy một hầm chôn giấu các bảo vật Do Thái và các vật dụng bằng bạc khác trong một cái thùng gỗ lớn được giấu dưới sàn nhà. Họ đã phát hiện chúng khi đang đào lỗ để kiểm tra độ chắc chắn nền móng của tòa nhà.
Chiếc thùng này có chiều cao khoảng 3 feet, rộng 2 feet và dài 4 feet (80 x 70 x 130 cm) – được lấp đầy bởi 350 đồ vật, bao gồm một chiếc cốc bạc với thiết kế tinh xảo, bình bằng đồng có chữ viết bằng tiếng Do Thái và bạc nến mạ, theo Chronicle.
Ngoài ra, trong số các cổ vật còn có hai cây đàn, một tấm bảng bằng bạc trang trí công phu. Tấm bảng vẽ hình ảnh những con sư tử trên những cây cột đang giữ vương miện và một sợi dây chuyền bạc, một con trỏ nghi lễ.
Thời gian đã làm mục nát khung gỗ của chiếc thùng này nhưng các vật thể bên trong, được đóng gói chặt chẽ với nhau, trong tình trạng rất tốt.
Hầu hết trong số chúng được cho là có từ thế kỷ 19 và đã được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo, tuy nhiên trong đó còn có một vài thứ khác: 18 huy hiệu trên mũ quân đội của sĩ quan bộ binh trong quân đội Áo-Hung. Các huy hiệu mang tên viết tắt của hoàng đế Áo-Hung Franz Joseph, người trị vì nước Áo từ năm 1848 đến năm 1916, theo Gazeta Wyborcza.
Các vật nghi lễ được đóng gói trong một cái thùng gỗ. (hình ảnh: Michał Wojenka)
Một lời giải thích có thể là những chiến mũ quân sự này đã được xếp vào hộp để che giấu nếu bị phát hiện bởi Đức Quốc xã và bảo vệ các đồ vật vào thời điểm chúng được đóng gói và chôn cất.
Nhưng những miếng vải sau đó đã mục nát, chỉ để lại các huy hiệu phía sau, Michał Wojenka, một nhà nghiên cứu của Viện Khảo cổ học Đại học Jagiellonia và lãnh đạo điều tra các cổ vật, nói với Gazeta Wyborcza.
Thời điểm chiếc hộp được giấu và ai giấu nó vẫn còn là bí ẩn. Tuy nhiên, khi điều tra thêm về các cổ vật tôn giáo có thể tiết lộ manh mối về các cá nhân trong cộng đồng người Do Thái ở Wieliczka, vì các đồ vật nghi lễ thường được ghi tên của những người đã quyên tặng chúng, theo tờ Chronicle.
Chữ khắc trên các cổ vật tôn giáo có thể tiết lộ danh tính của những người Do Thái đã quyên tặng các đồ vật cho hội đường.
Khoảng 1.135 người Do Thái sống ở Wieliczka từ những năm 1920, nhưng phần lớn cộng đồng đã bị trục xuất và sát hại trong Thế chiến II, và rất ít người sống sót trở về thành phố sau khi chiến tranh kết thúc, tờ Chronicle đưa tin.
Nguồn: Livescience