Phát hiện hoá thạch khủng long có cánh tại Trung Quốc

Thùy Linh |

Mới đây, kết quả nghiên cứu hoá thạch của loài khủng long có cánh được khai quật ở Trung Quốc được công bố, hé mở về quá trình tiến hoá của loài này.

Hóa thạch của loài khủng long này lần đầu tiên được tìm thấy ở tỉnh Liêu Ninh (đông bắc Trung Quốc) vào năm 2017 đã thu hút sự chú ý của hầu hết các nhà khoa học.

Phát hiện hoá thạch khủng long có cánh tại Trung Quốc - Ảnh 1.

HÌnh ảnh 3D minh họa loài khủng long Ambopteryx longibrachium.

Phát hiện hoá thạch khủng long có cánh tại Trung Quốc - Ảnh 2.

Khủng long Ambopteryx longibrachium.

Theo kết quả nghiên cứu, mẫu hoá thạch 163 triệu năm tuổi này là bằng chứng cho thấy dấu hiệu tiến hoá từ loài khủng long tổ tiên biết bay. Trước đó, loài khủng long duy nhất khác có tính năng này là Yiqi, được phát hiện vào năm 2015. Giới khoa học nhận định cả Yiqi và loài khủng long mới phát hiện này đều thuộc về một chi khủng long nhỏ gọi là Scansoriopterygids.

Phát hiện hoá thạch khủng long có cánh tại Trung Quốc - Ảnh 3.

Loài khủng lo Yuqi thuộc một chi khủng long nhỏ gọi là Scansoriopterygids.

Phát hiện hoá thạch khủng long có cánh tại Trung Quốc - Ảnh 4.

Cấu trúc cơ thể của loài Yuqi.

CNN dẫn lời nhà sinh vật học cổ Trung Quốc Vương Mẫn cho hay loài khủng long này có tên khoa học là Ambopteryx longibrachium (“long” có nghĩa là con rồng theo tiếng phổ thông Trung Quốc) với chiều dài 32 cm và nặng khoảng 306 gram.

Nó trông giống một loài chim hơn là khủng long với đôi cánh được cấu tạo bởi một màng da (giống cánh dơi). Thông thường, các loài động vật biết bay đều có xương ức phát triển để các cơ bắp hỗ trợ bay. Tuy nhiên, phát hiện cho thấy loài Ambopteryx không hề có.

Chia sẻ với CNN, ông Vương cho hay: “Việc loài Ambopteryx sở hữu đôi cánh giống dơi có khả năng [là một thí nghiệm tiến hóa thất bại] để sau này các loài khủng long bay khác tiến hóa sang đôi cánh có lông vũ.

Cho đến nay, tất cả các loài khủng long cánh dơi được biết đến đều xuất hiện từ cuối Kỷ Jura và cấu trúc cánh có màng độc đáo này đã không tồn tại trong Kỷ Phấn trắng. Tôi hy vọng chúng ta có thể tìm thêm được những mẫu vật khủng long tương tự để xác minh quá tiến hoá thành chim của loài khủng long”.

Phát hiện hoá thạch khủng long có cánh tại Trung Quốc - Ảnh 6.

Loài khủng long Ambopteryx longibrachium

Ngoài ra, nhiều công trình khai quật hoá thạch khủng long khác cũng được thực hiện ở tỉnh Liêu Ninh trong suốt 20 năm qua.

Một trong những phát hiện quan trọng nhất là loài khủng long Dromaeosaurs bao gồm loài Velociraptor xuất hiện ở thời kỳ kỷ Jura và loài Microraptor, một trong rất ít loài khủng long mà các nhà khoa học cho rằng chúng có thể bay.

Hồi năm 2015, loài khủng long có cánh lông vũ lớn nhất cũng từng tìm thấy tại tỉnh Liêu Ninh. Các nhà khoa học đặt tên cho nó là Zhenyuanlong. Zhenyuanlong là loài khủng long ăn thịt với chiều dài khoảng gần 2 mét, sống trong những khu rừng rậm rạp ở thời đầu Kỷ Phấn trắng.

Phát hiện hoá thạch khủng long có cánh tại Trung Quốc - Ảnh 8.

Loài khủng long Zhenyuanlong

Phát hiện hoá thạch khủng long có cánh tại Trung Quốc - Ảnh 9.

Mẫu hóa thạch loài khủng long Zhenyuanlong.


Tuy nhiên, việc phát hiện ra Zhenyuanlong cũng đặt ra cho các nhà khoa học một câu hỏi hóc búa. Dù sở hữu bộ lông vũ rất đẹp nhưng chúng lại không có khả năng bay. Họ cho rằng rất có thể loài khủng long này dùng bộ lông vũ để thu hút bạn tình như loài công ngày nay, hoặc dùng đôi cánh để bảo vệ trứng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại