Phát hiện hóa chất vĩnh cửu trong gần một nửa nguồn nước ngầm ở Thụy Sĩ

Quỳnh Chi |

Cơ quan quan sát nước ngầm quốc gia (NAQUA) phát hiện ra rằng các chất phụ gia hóa học có khả năng gây hại đang phổ biến ở nguồn nước uống chính của Thụy Sĩ.

Nước ngầm cung cấp 80% lượng nước uống của Thụy Sĩ. Tuy nhiên, hóa chất vĩnh cửu đã được tìm thấy trong gần một nửa lượng nước ngầm ở nước này. Các mẫu nước được lấy tại hơn 500 trạm đo.

Tuy nhiên, theo Văn phòng Môi trường Liên bang Thuỵ Sĩ (FOEN), các giá trị giới hạn của Thụy Sĩ chỉ bị vượt quá tại một trạm.

Hóa chất vĩnh cửu

Hóa chất vĩnh cửu, hay PFAS (chất per- và polyfluoroalkyl), là một nhóm gồm rất nhiều loại hóa chất do con người tạo ra được sử dụng trong nhiều sản phẩm nhờ đặc tính chống dính hoặc chống bám bẩn. PFAS được biết đến là các hóa chất không bị phân hủy trong môi trường.

PFAS có hại cho sức khỏe, liên quan đến các tình trạng bệnh tật của con người như ung thư, bệnh tuyến giáp và tăng huyết áp do mang thai. Các hóa chất vĩnh cửu có thể được hấp thụ qua nước, thực phẩm và thậm chí cả không khí.

Mặc dù một số hóa chất vĩnh cửu hiện đã bị cấm ở Thụy Sĩ nhưng dư lượng vẫn được tìm thấy trong môi trường.

Nước ngầm

Nước ngầm là nước ngọt lọc bên dưới bề mặt đất, nơi nó được giữ trong đá xốp hoặc trầm tích được gọi là tầng ngậm nước. Nước ngầm là nguồn nước uống chính của Thụy Sĩ, cung cấp 80% nhu cầu của nước này.

Vào năm 2021, FOEN và NAQUA bắt đầu phân tích các mẫu nước ngầm của Thụy Sĩ để tìm 26 loại PFAS. Kết quả công bố vào ngày 12/9 đã xác định được 13 loại PFAS trên gần một nửa số trạm đo.

Nồng độ cao nhất đo được đối với PFOS (perfluorooctane sulfonate), chất này phần lớn đã bị cấm ở Thuỵ Sĩ kể từ năm 2011. Loại hóa chất vĩnh cửu này có nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe. Trước đây, nó được sử dụng rộng rãi làm lớp phủ bảo vệ cho hàng dệt như thảm và da.

Thụy Sĩ đặt ra giới hạn an toàn là từ 0,3 đến 0,5 microgam PFAS trên mỗi lít nước ngầm, với giới hạn ba loại PFAS riêng lẻ cho mỗi mẫu. Ngưỡng này chỉ được vượt quá tại một trong các trạm đo.

PFAS xâm nhập vào nước uống như thế nào?

Theo FOEN, bọt chữa cháy có chứa PFAS là một trong những thủ phạm chính gây ra hóa chất vĩnh viễn trong nước ngầm. Chúng được sử dụng nhiều lần tại các khu huấn luyện chữa cháy cũng như các khu công nghiệp, hồ chứa, đường sắt và có thể rò rỉ hóa chất vĩnh cửu vào đất.

Nước ngầm cũng bị ô nhiễm PFAS từ các nguồn khác, chẳng hạn như bãi chôn lấp và nước thải.

Thụy Sĩ hiện đang xem xét liệu có cần một kế hoạch hành động để giảm thiểu sự tiếp xúc của con người và môi trường với hóa chất vĩnh cửu hay không.

PFAS có bị cấm ở EU không?

Cho đến nay, EU chỉ hạn chế một số loại PFAS nhất định. PFOA (axit perfluorooctanoic) bị cấm, trong khi PFOS bị cấm ngoại trừ đối với một số mục đích sử dụng.

Trong cuộc tranh luận đang diễn ra về vấn đề này, Ủy ban Châu Âu đã đề xuất lệnh cấm hoàn toàn đối với PFAS, nhưng các nhà sản xuất đang phản đối việc này. Nhiều cơ quan quản lý khác nhau sẽ bỏ phiếu về dự luật cấm hoàn toàn đối với PFAS được đề xuất vào năm 2024. Nếu được chấp thuận, nó có thể có hiệu lực vào năm 2026.

Đầu năm nay, một cuộc điều tra của Dự án Ô nhiễm hoá chấy vĩnh cửu cho thấy, 17.000 địa điểm trên khắp châu Âu và Vương quốc Anh bị nhiễm hóa chất độc hại . Các địa điểm ô nhiễm đặc biệt dày đặc ở Bỉ, nơi có cơ sở sản xuất gây ô nhiễm PFAS của tập đoàn 3M ở Zwijndrecht, Flanders, Anh, Hà Lan, Đức, Thụy Sĩ và một số vùng của Pháp và Italy.

Ở Anh, hoạt động giám sát nước ngầm từ năm 2014 đến năm 2019 đã phát hiện thấy sự hiện diện rộng rãi của PFAS, với một số hóa chất được tìm thấy ở gần 40% địa điểm được thử nghiệm.

Đầu năm nay, một báo cáo do Bộ Chuyển đổi Sinh thái Pháp công bố cho thấy, hóa chất vĩnh cửu được giám sát rất kém ở nước này, dẫn đến việc bắt buộc phải giám sát 20 loại hóa chất vĩnh cửu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại