Phát hiện hệ hành tinh mới nhất gần Hệ Mặt trời: Chìa khóa giải mật sự sống thủa sơ khai

Trang Ly |

Epsilon Eridani là hệ hành tinh gần Hệ Mặt trời nhất từ trước tới nay. Phát hiện này hứa hẹn cung cấp những dữ kiện cho phép con người hiểu được Thái Dương hệ thủa sơ khai.

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa phát hiện một hệ hành tinh mới gần Hệ Mặt trời có tên Epsilon Eridani (gọi tắt là Eps Eri).

Nằm tại bán cầu nam của chòm sao Ba Giang (Eridanus), cách Hệ Mặt trời khoảng 10,5 ánh sáng, Eri là hệ hành tinh gần nhất Thái dương hệ tính cho đến thời điểm hiện nay.

*(1 năm ánh sáng tương đương hơn 9,4 nghìn tỷ km)

Phát hiện hệ hành tinh mới nhất gần Hệ Mặt trời: Chìa khóa giải mật sự sống thủa sơ khai - Ảnh 1.

Ảnh: Science.

Sử dụng Thiết bị quan sát tầng bình lưu thiên văn hồng ngoại (SOFIA), các nhà khoa học NASA nhận thấy Eps Eri có một đĩa bụi (debris disk) bao gồm khí, bụi, vật thể băng giá và đá nhỏ quay xung quanh.

Sau khi tiến hành đo đạc kỹ lưỡng, NASA nhận thấy một hành tinh của Eps Eri có khối lượng tương đương với sao Mộc. Không những thế, hành tinh này còn quay quanh ngôi sao của nó ở khoảng cách giống với khoảng cách của sao Mộc với Mặt trời của chúng ta (khoảng 778,5 triệu km).

Hệ hành tinh Eps Eri đang diễn ra các biến cố địa chất giống như Hệ Mặt trời thủa sơ khai, khi Mặt Trăng xuất hiện hàng loạt các hố va chạm, khi đại dương của Trái Đất xuất hiện và sự sống dần được hình thành.

Phát hiện hệ hành tinh mới nhất gần Hệ Mặt trời: Chìa khóa giải mật sự sống thủa sơ khai - Ảnh 2.

Phát hiện hệ hành tinh Eps Eri có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định quá trình phát triển của Hệ Mặt trời. Đồ họa: Mạnh Quân/Soha News.

Trong bản tóm tắt dự án, Tiến sĩ Massimo Marengo thuộc trường Đại học Iowa State University (Mỹ) cho biết: "Phát hiện hệ hành tinh Eps Eri có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định quá trình phát triển của Hệ Mặt trời."

Giới thiên văn học đang mong chờ những khám phá kỹ hơn nữa về hệ hành tinh Eps Eri của kính thiên văn vũ trụ James Webb dài 6,5 mét của NASA dự kiến sẽ được phóng vào không gian vào tháng 10/2018, nhằm có được bức tranh toàn cảnh của Hệ Mặt trời thủa sơ khai.

Phát hiện hệ hành tinh mới nhất gần Hệ Mặt trời: Chìa khóa giải mật sự sống thủa sơ khai - Ảnh 3.

Thiết bị quan sát tầng bình lưu thiên văn hồng ngoại (SOFIA) của NASA và DLR. Ảnh: NASA.

Thiết bị quan sát tầng bình lưu thiên văn hồng ngoại (SOFIA) là một chiếc Boeing 747SP khoang rộng chuyên chở một kính thiên văn hồng ngoại, có nhiệm vụ nghiên cứu quá trình hình thành của vũ trụ, lỗ đen, hệ hành tinh...

SOFIA là dự án do NASA và Trung tâm hàng không vũ trụ Đức (DLR) phối hợp thực hiện.

Bài viết sử dụng nguồn: Spaceref, Ews.iastate.edu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại