Phát hiện "công cụ" săn người ngoài hành tinh tại thiên thể nóng hơn Trái Đất 500 độ C?

Trang Ly |

Lần đầu tiên trong lịch sử, giới thiên văn học phát hiện khí Heli tồn tại trên một hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời.

Sau 10 năm tìm kiếm kể từ nhận định "Heli là loại khí dễ phát hiện nhất tại các hành tinh khổng lồ trong vũ trụ", lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà thiên văn học phát hiện được sự tồn tại của loại khí này trong bầu khí quyển của một ngoại hành tinh có tên WASP-107b.

Giới thiên văn nhận định, bầu khí quyển chứa khí Heli tại ngoại hành tinh WASP-107b kéo dài hàng chục nghìn km ra ngoài không gian.

Phát hiện công cụ săn người ngoài hành tinh tại thiên thể nóng hơn Trái Đất 500 độ C? - Ảnh 1.

Phát hiện khí Heli tại ngoại hành tinh WASP-107b. Nguồn: Tạp chí Nature

"Chúng tôi lên kế hoạch sử dụng kỹ thuật ánh sáng hồng ngoại từ Kính viễn vọng Không gian James Webb trong thời gian tới để tìm hiểu xem loại hành tinh nào sở hữu bầu khí quyển chứa Hydro và Heli ở bên ngoài vũ trụ rộng lớn kia.", Jessica Spake, Khoa vật lý và thiên văn học của trường Đại học Exeter (Anh).

Phát hiện mang tính đột phá này được khám phá ngay sau khi các nhà thiên văn phát hiện bằng chứng về khí Heli tại một siêu sao Hải Vương cách rất xa Hệ Mặt Trời của chúng ta.

WASP-107b là một ngoại hành tinh xa lạ, có kích thước tương tự như sao Mộc, nhưng chỉ bằng 12% khối lượng của sao Mộc. Ngoại hành tinh này tương đối mát mẻ, nhưng vẫn nóng hơn Trái đất 500 độ C.

Việc khí Heli được tìm thấy tại ngoại hành tinh WASP-107b, ở vị cách chòm sao Xử Nữ khoảng 200 năm ánh sáng, là bằng chứng đanh thép chứng minh nhận định của các nhà khoa học cách đây 10 năm là đúng đắn.

Phát hiện mang tính đột phá này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong sự hiểu biết của nhân loại về vũ trụ. Nó chính là cầu nối để chúng ta tìm hiểu về: Bầu không khí của các ngoại hành tinh xa xôi, mở ra con đường khám phá cuộc sống ở những hành tinh đó, để khẳng định sự sống ngoài hành tinh và người ngoài hành tinh có tồn tại hay không...

Khí Heli lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1868 trên quang phổ của Mặt Trời. Nó là nguyên tố phổ biến thứ hai trong vũ trụ, sau Hydro. Các nhà khoa học mong đợi Heli sẽ được tìm thấy trên các hành tinh ở những nơi khác trong vũ trụ, bởi không ở đâu xa, ngay tại hai hành tinh khổng lồ trong Hệ Mặt Trời của chúng ta là sao Thổ và sao Mộc cũng tồn tại loại khí này.

Phát hiện được đăng trên tạp chí Nature, ngày 3/5/2018.

*Ngoại hành tinh là hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Bài viết sử dụng nguồn: Independent

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại