Ảnh minh họa (Nguồn: Kknews)
Vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960, ở ngoại ô phía tây của thành phố Truân Khê, tỉnh An Huy, trong quá trình xây dựng sân bay đã phát hiện một số mảnh vỡ bằng đồng.
Thời điểm đó, nhiều nhà khảo cổ học đã đến tiến hành khảo sát cả các khu vực lân cận đồng thời phân tích kỹ các mảnh đồng được khai quật. Sau khi xem xét, các chuyên gia đưa ra kết luận đây là ngôi mộ cổ từ thời Tây Chu (1121 – 770 TCN).
Do đồ đồng thời Tây Chu vô cùng quý với những hình dáng vô cùng độc đáo, đặc biệt là đồ đồng được khai quật từ các ngôi mộ cổ nên việc xây dựng sân bay đã được hoãn lại để phục vụ công tác nghiên cứu. Các nhà khảo cổ tin rằng tại đây sẽ còn có rất nhiều di vật văn hóa quý giá.
Cổ vật bằng đồng được khai quật (Nguồn: Kknews)
Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ các nhà khảo cổ học đã khai quật được hơn 60 cổ vật bằng đồng. Chúng có hình dạng và kích thước khác nhau trong đó có khí cụ dùng trong các lễ hội, vũ khí và nông cụ từ thời Tây Chu.
Một trong số 60 cổ vật được khai quật còn khiến các chuyên gia suýt nhầm tưởng rằng đồ vật này đã "xuyên không" vì hình dáng của vật này trông rất giống một bộ phát wifi có 5 ăng-ten.
Đồ đồng có hình dáng đi trước thời đại (Nguồn: Kknews)
Với hình dáng đặc biệt, vật này được các chuyên gia đặt tên đúng với hình dáng của nó "Vân văn đồng ngũ trụ" (Đồ đồng họa tiết hình mây có 5 trụ). Vậy dụng cụ này được dùng để làm gì?
Các nhà khảo cổ đã tham khảo nhiều sử liệu và suy đoán rằng nó có thể là lịch của người cổ đại, những chiếc vòng sẽ được đặt trên các cột để thể hiện các ngày nối tiếp nhau. Song đáng tiếc là nhận định này lại vấp phải nhiều sự phản đối vì một tuần có 7 ngày, trong khi vật này chỉ có 5 trụ nên sẽ gây khó khăn cho việc tính ngày.
"Vân văn đồng ngũ trụ" (Nguồn: Kknews)
Một số ý kiến suy đoán rằng nó đã được sử dụng làm giá đỡ các nhạc cụ, nhưng không có nhạc cụ nào được tìm thấy trong lăng mộ, vì vậy ý kiến này cũng chưa được công nhận. Đến nay công dụng của đồ vật này vẫn là một đề tài bàn tán sôi nổi của các chuyên gia.