Phát hiện tuyệt vời này được "khai quật" trong một ngôi mộ cổ ở thành phố Xinuang, Trung Quốc. Thanh cổ kiếm được tìm thấy còn nằm bên trong vỏ bao nên vẫn giữ được hình dạng tuyệt vời của nó.
Đây không phải cổ kiếm đầu tiên được tìm thấy ở tỉnh Hà Nam
Đây không phải là "món quà" đầu tiên mà giới khảo cổ học Trung Quốc nhận được ở tỉnh Hà Nam. Trước đó, vào năm 2015, các chuyên gia khảo cổ đã khám phá ra một kho báu "vô giá" trong một lần khai quật công trường xây dựng ở thành phố Chu Khẩu, thuộc tỉnh Hà Nam.
Khám phá bất ngờ chính là một khu mộ gồm 21 ngôi mộ cổ chứa đầy kho báu, trong số đó có cổ kiếm bằng đồng với niên đại lên đến hơn 2000 năm tuổi.
Thanh kiếm bạc 2000 tuổi được phát hiện trong năm 2015.
Theo nguồn tin địa phương cho hay, niên đại của các ngôi mộ này trải dài từ thời Chiến Quốc (475-221 trước công nguyên) đến thời Đông Hán (25-220 sau công nguyên).
Những đồ vật bồi táng trong các ngôi mộ gồm nhiều trang sức, đồ gốm, vật dụng hàng ngày vô cùng quý giá. Tuy nhiên, thanh kiếm hơn 2000 năm tuổi bằng đồng mới chính là "kho báu" nổi bật nhất.
Cổ kiếm xuất xứ thời kỳ chiến tranh, binh đao loạn lạc
Bản đồ "phức tạp" thời Chiến Quốc.
Theo nhận định của các nhà khảo cổ, rất có thể thanh kiếm 2300 tuổi có xuất xứ từ thời Chiến Quốc.
Sở dĩ khoảng thời gian 250 năm (475 – 221 trước Công nguyên) được các sử gia gọi là "Chiến Quốc" là bởi vì đây chính là thời điểm giao tranh ác kiệt và liên tục của 8 nước Chư hầu trong triều đại nhà Chu ở Trung Quốc.
Chiến tranh, loạn lạc diễn ra thường xuyên cho đến năm 221 trước Công nguyên thì chấm dứt. Đây là thời điểm nước Tần hùng mạnh thống nhất thiên hạ và Tần Thủy Hoàng trở thành vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Chiến Quốc được đánh giá là một trong những thời kỳ "đẫm máu" nhất trong lịch sử vì cuộc ganh đua "nghẹt thở" giữa các nước Chư Hầu với mong muốn mở rộng bờ cõi.
Một ví dụ minh chứng rõ nhất cho tính khốc liệt của thời Chiến Quốc chính là nước Tần. Để đạt được các mục đích chính trị và quân sự của mình, nước Tần đã thi hành những chính sách cai trị vô cùng hà khắc.
Họ bắt buộc những người dân phải tham gia quân ngũ và xây dựng những công trình "vĩ mô" hoàn toàn bằng sức người. Pháp gia là tư tưởng triết lý "khắc nghiệt" xuyên suốt mà những vị vua nhà Tần sử dụng để cai trị đất nước.
Cổ kiếm 2300 tuổi hay "tàn dư" của thời Chiến Quốc còn sót lại?
Thanh kiếm 2.300 tuổi tìm thấy ở Xinuang được cho là đến từ giai đoạn lịch sử rối ren và khốc liệt. Trong một đoạn video được Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI) công bố, cổ kiếm trông vẫn rất sắc nét và sáng lập lánh khi một nhà khảo cổ kéo nó ra khỏi vỏ bọc hoàn hảo.
Thanh kiếm dễ dàng trượt ra khỏi bao và vẫn sáng loáng sau 2300 năm.
Khi vị chuyên gia đeo găng tay nhẹ nhàng rút thanh kiếm ra khỏi bao, thanh kiếm dễ dàng trượt ra khỏi vỏ bọc, để lộ ra lưỡi kiếm bằng bạc sáng lấp lánh như mới.
Điều khiến các nhà khảo cổ ngạc nhiên chính là thanh kiếm gần như còn nguyên vẹn, bỏ mặc sự "tàn phá vô tình" của thời gian.
Thanh kiếm tuyệt vời này khiến các nhà khảo cổ bất ngờ vì còn gần như nguyên vẹn
Đây thực sự là một tuyệt tác thời cổ đại. Dù chưa có thông báo chính thức, nhưng gần như chắc chắn là thanh kiếm 2300 tổi sẽ được trưng bày tại một bảo tàng quốc gia sau khi các chuyên gia kiểm tra kỹ lưỡng.
(Nguồn: Ancientorigins)