Việc tiểu hành tinh 2017 YE5 liên tục rút ngắn khoảng cách với Trái Đất đã trở thành đối tượng thiên văn thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, điều kỳ lạ nhất của tiểu hành tinh này là những dữ kiện con người thu thập về nó có nhiều điểm nhầm lẫn hoặc không sáng tỏ.
Cụ thể, trong lần tiếp cận Trái Đất ở khoảng cách gần nhất vào ngày 21/6 vừa qua, chỉ còn cách 3,7 triệu dặm, hệ thống radar Goldstone Solar System của NASA đã bất ngờ bắt hình ảnh của tiểu hành tinh kỳ lạ nhiều lần ẩn hiện và thay đổi như bóng ma.
Theo đó, 2017 YE5 không phải là một tiểu hành tinh mà là một cặp tiểu hành tinh song sinh chứ không phải chỉ là một tiểu hành tinh như lâu nay các nhà nghiên cứu vẫn tưởng.
Được biết, mỗi tiểu hành tinh trong cặp song sinh này có chiều rộng lên đến 914 m, liên tục xoay quanh nhau.
Dữ liệu từ Đài quan sát Arecibo ở Puerto Rico và Đài quan sát Green Bank ở Tây Virginia (Mỹ) đã xác nhận phát hiện này khi bắt gặp hai tiểu hành tinh xuất hiện cùng một lúc qua ống kính thiên văn trong khoảnh khắc hiếm hoi.
Theo NASA, trong vòng 18 năm qua, họ nắm bắt được không hơn 50 thiên thể dạng song sinh như vậy. Hiện tiểu hành tinh 2017 YE5 được cho là đã rời xa Trái Đất chứ không tiến gần thêm và ít nhất 170 triệu năm nữa mới lướt qua chúng ta lần nữa.