Ảnh minh họa: Thành Luân
Một chuyên gia bắt rắn người Indonesia đã phát hiện ra một thân cây mục giữa khu rừng cọ, khi quan sát bên kỹ bên trong thì ông phát hiện ra một 'bóng đen' đang cuộn trọn trong hốc cây. Vị chuyên gia đã sử dụng dụng cụ bắt rắn để phá thân cây này ra.
Ngay lập tức một dòng chất lỏng đã bắn vào mặt khiến vị chuyên gia giật mình và lùi lại về phía sau, rất may chất lỏng này chưa vào mắt hay miệng, nên vị chuyên gia vẫn chưa gặp nguy hiểm gì.
Xem video:
Chuyên gia phát hiện 'bóng đen' bên trong gốc cây, khi lại gần thì bất ngờ bị chất lỏng này bắn vào mặt.
Thì ra sinh vật có thân màu đen xì bên trong thân cây chính là một con rắn hổ mang phun nọc Sumatra (Tên khoa học là Naja sumatrana) hay còn có các tên gọi khác như hổ mang phun nọc đen, hổ mang phun nọc Malayan - một loài rắn độc phân bố ở Nam Á.
Rắn hổ mang phun nọc Sumatra dài từ 0.9 đến 1.2m, giống như nhiều loài hổ mang khác, nọc độc của hổ mang này có thể gây tử vong cho con người và đặc biệt chúng có khả năng phun nọc rất xa.
Nọc độc của chúng có thể dính vào mắt gây mù lòa tạm thời hay ngấm vào cơ thể qua miệng mà chữa trị bằng huyết thanh kháng độc sẽ không có hiệu quả.
Khi bị dính nọc độc của rắn hổ mang phun nọc thì bạn cần nhanh chóng rửa mắt hay nơi dính nọc bằng nước lạnh.
Kết cục: Vị chuyên gia bắt rắn cũng phải ngao ngán trước sự hung dữ của con rắn độc nên cuối cùng đã phải bỏ đi sau hai lần bị con rắn đe dọa bằng cách phun nọc về phía mặt mình.