Trong cuộc nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học phát hiện nhiều đặc điểm đáng chú ý trên sao Hỏa tương ứng với sự sống ngoài hành tinh dưới bề mặt băng đá thô ráp và lạnh lẽo.
Bước tiếp theo, các nhà khoa học sẽ thực hiện nhiệm vụ mới trên hành tinh đỏ để làm rõ hơn suy đoán về sự sống trên sao Hỏa.
Lòng chảo Argyre trên sao Hỏa.
Theo các nhà nghiên cứu, cái hố rộng lớn trên sao Hỏa do một thiên thạch rơi xuống cách đây 3,9 tỷ năm tạo thành.
Cái hố cổ đại được đặt tên theo tên hòn đảo bạc huyền thoại trong thần thoại Hy Lạp chứa các thành phần của sự sống tiến hóa trên sao Hỏa như chúng ta đã biết.
Các nhà nghiên cứu đang muốn thực hiện nhiệm vụ mới trên nhằm vào cái hố phía nam bán cấu sao Hỏa để tìm những dấu hiệu về sự sống quá khứ và hiện tại.
Phát hiện này làm các nhà nghiên cứu và những người săn tìm UFO tranh luận căng thẳng về sự sống dạng vi khuẩn trên bề mặt sao Hỏa và và các lỗ hổng ngầm.
Các nhà khoa học đã nhận thấy những ụ băng đá to lớn, bồi lắng của dòng sông băng cổ đại và dấu tích của những lỗ thủng thủy nhiệt có thể tạo nên những điều kiện cần thiết cho sự sống trong lòng chảo rộng 1.770km.
Tiến sĩ Alberto Fairen và các đồng nghiệp trong trường ĐH Cornell (Mỹ) đã viết trên Tạp chí Sinh vật học vũ trụ, rằng:
“Trong môi trường lòng chảo Argyre có thể chứa nhiều thành phần cần thiết cho sự sống, như: nước lỏng tồn tại lâu dài dồi dào, các yếu tố sinh vật và nguồn năng lượng".
“Tất cả đều có vai trò trong môi trường khu vực làm sinh sôi và duy trì sự sống”.
Các rãnh và chất bồi lắng trong lòng chảo Argyre được cho rằng do nước chảy trên bề mặt sao Hỏa tạo thành.
Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Alberto Fairen đã xem xét kỹ bằng chứng sự sống trên sao Hỏa.
Nhiệm vụ tiếp theo của các nhà khoa học là nhằm vào lòng chảo – được coi là địa hình sâu thứ nhì trên sao Hỏa, là nơi lý tưởng để tàu vũ trụ hạ cánh vì tàu vũ trụ hạ cánh chậm có thể từ từ hạ xuống trước khi tiếp đất hành tinh đỏ.
Tuy nhiên, trong những tháng mùa đông dài ở lòng chảo Argyre ít có ánh nắng nên các hà du hành phải dùng năng lượng hạt nhân cho nhiệm vụ tiếp theo trên sao Hỏa, thay cho năng lượng Mặt Trời.
Trong cuộc phỏng vấn trên trang Space.com, tiến sĩ Fairen nói: “Tôi muốn tìm bằng chứng sự sống thật sự để tìm hiểu về những đặc tính sinh học vũ trụ”.
“Lòng chảo Argyre có thể là dấu tích cuối cùng của môi trướng sinh quyển cổ đại sao Hỏa”.
Tiến sĩ Alberto Fairen và các đồng nghiệp đã nhận thấy trong lòng chảo Argyre có đủ các điều kiện cần thiết cho sự sống sinh sôi.
Kết luận từ các cuộc nghiên cứu trước đây đã cho rằng: hành tinh đỏ xa xưa khác với ngày nay. Cách đây khoảng 3,9 tỷ năm, trên bề mặt sao Hỏa được bao phủ bởi những đại dương rộng lớn với nhiều dòng sông và hồ.
Hơn nữa, các nhà nghiên cứu phát hiện ra hành tinh đỏ có bầu khí quyển giống Trái Đất. Theo các nhà khoa học, bầu khí quyển sao Hỏa đang bị những dây tua từ trường xoay hủy hoại từ từ.
Cách đây 4 tỷ năm, bầu khí quyển quý giá của sao Hỏa đã từng bị biến đổi. Quá trình biến đổi kéo dài vài trăm triệu năm.
Các nhà khoa học suy đoán: lúc đó, sao Hỏa đã va chạm với các hạt phôtn tia cực tím từ Mặt Trời.
Trước khi khí quyển biến đổi, nước trên sao Hỏa rất dồi dào cho sự sống sinh sôi.Nghĩa là khi đó sao Hỏa còn trẻ, ấm áp và ẩm ướt hơn, thích hợp với sự sống.
Các nhà khoa học cho rằng các đại dương của sao Hỏa đã bị bốc hơi vì bầu khí quyển mỏng manh đã là nó rò rỉ ra vũ trụ.
Nguồn: Ancient Code