Phát hiện 2 'siêu Trái Đất' đối lập cách Hành tinh xanh hơn 100 năm ánh sáng

SONG HY |

Một nhóm các nhà thiên văn học vừa tìm thấy 2 "siêu Trái Đất", một nóng bỏng, một ấm áp xoay quanh ngôi sao loại K 7,5 tỷ năm tuổi.

HD 15337, còn được đến với cái tên TOI-402 hay TIC-120896927 là sao lùn loại K1 sáng nằm cách Trái đất khoảng 146 năm ánh sáng. Nó nhẹ hơn 14% và nhỏ hơn khoảng 16% so với Mặt trời.

Khi nhiệt độ rơi vào khoảng 4.900 độ C, HD 15337 hoạt động như một ngôi sao "ít vận động" tương tự như Mặt trời của chúng ta.

2 siêu Trái đất HD 15337b và HD 15337c quay quanh sao mẹ của HD 15337 mỗi 4.76 và và 17.18 ngày. Chúng được phát hiện lần đầu trong nhiệm vụ TESS của NASA.

Các nhà nghiên cứu của NASA sau đó đã sử dụng dữ liệu từ kính thiên văn HARPS ở La Silla, Chile và xác nhận sự tồn tại của 2 "siêu Trái đất" này.

"Chúng tôi phát hiện ra một hành tinh là một siêu Trái đất nóng bỏng và hành tinh còn lại là một siêu Trái đất ấm áp", nhà thiên văn học Xavier Dumusque tới từ Đại học Geneva cho biết.

Theo Dumusque và các đồng nghiệp, HD 15337b có kích thước lớn gấp khoảng gấp 1,7 lần và nặng hơn 7,2 lần so với Trái đất, chủ yếu có cấu tạo từ đá.

Trong khi đó, HD 15337c, lớn gấp Trái đất 2,52 lần và nặng hơn 8,8 lần. Nó được bao phủ bởi bầu khí quyển thống trị bởi hydro nguyên thủy.

"Mặc dù có khối lượng tương dương, nhưng bán kính của hai hành tinh này khác nhau. Có khả năng quang hóa là nguồn gốc của sự chêch lệch này", ông Dumusque cho biết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại