Phát hiện 2 điều ai cũng có thể làm để ‘xua đuổi’ đột quỵ

Trà My (Theo Mirror) |

Nghiên cứu mới nhấn mạnh tầm quan trọng của 2 điều này trong việc phòng ngừa đột quỵ.

Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra ba yếu tố nguy cơ liên quan đến đột quỵ nghiêm trọng, trong đó có hai yếu tố có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Neurology đã phân tích dữ liệu được thu thập từ năm 2007 đến năm 2015 trong nghiên cứu INTERSTROKE. Dữ liệu đến từ 142 trung tâm trên 32 quốc gia, trong đó người tham gia được hỏi các câu hỏi để đánh giá các yếu tố nguy cơ đột quỵ của họ.

Trong thời gian nghiên cứu, tổng cộng 13.460 bệnh nhân bị đột quỵ, được chia thành hai nhóm đột quỵ nghiêm trọng và đột quỵ nhẹ hơn.

Một thang sáu điểm đã được sử dụng để đo mức độ tàn tật ở bệnh nhân. Cuối cùng, các nhà khoa học phát hiện có ba yếu tố làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ nghiêm trọng, trong đó có hai yếu tố có thể được kiểm soát thông qua những thay đổi về hành vi.

Tiến sĩ Catriona Reddin, một trong những tác giả nghiên cứu, nói với CNN: "Nghiên cứu này xem xét mối liên hệ giữa các yếu tố nguy cơ của đột quỵ nặng và đột quỵ nhẹ-trung bình”.

“Ba yếu tố nguy cơ là hút thuốc, huyết áp cao và rung nhĩ (nhịp tim không đều) có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ nặng nhiều hơn so với đột quỵ nhẹ-trung bình. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ này, cùng với các yếu tố nguy cơ đột quỵ khác".

Như vậy, nghiên cứu này cho thấy có hai điều ai cũng có thể làm để giảm nguy cơ đột quỵ nghiêm trọng, đó là không hút thuốc và kiểm soát huyết áp.

 - Ảnh 1.

Có 2 điều có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ nghiêm trọng, đầu tiên là không hút thuốc. (Ảnh minh họa)

 - Ảnh 2.

Điều thứ hai mọi người có thể làm để giảm nguy cơ đột quỵ nghiêm trọng là kiểm soát huyết áp thật tốt. (Ảnh minh họa)

Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy mối liên hệ giữa béo phì, huyết áp cao, cholesterol cao và đột quỵ.

Tiến sĩ Reddin, bác sĩ lão khoa tại Bệnh viện Đại học Galway và là nghiên cứu viên tại Đại học Galway ở Ireland, nói thêm: "Nghiên cứu của chúng tôi nhấn mạnh rằng một số yếu tố nguy cơ đặc biệt quan trọng đối với đột quỵ nặng. Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu có thể nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ”.

 - Ảnh 3.

Huyết áp có thể được kiểm soát thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. (Ảnh minh họa)

Triệu chứng đột quỵ

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), các triệu chứng chính của đột quỵ có thể xảy ra đột ngột. Chúng có thể bao gồm:

- Mặt yếu –Mặt có dấu hiệu không cân xứng, một bên mặt có thể chảy xệ và khó cười

- Tay yếu – bạn có thể không thể nâng cả hai tay lên hoàn toàn và giữ nguyên ở đó vì yếu hoặc tê ở 1 bên tay

- Vấn đề về giọng nói – bạn có thể nói lắp hoặc nói không rõ.

Cách dễ nhất để nhớ các triệu chứng này là từ FAST. Từ này có nghĩa là: Face (mặt), Arm (tay), Speech (giọng nói) và Time (thời gian gọi cấp cứu).

Có những dấu hiệu khác của đột quỵ:

- Yếu hoặc tê ở 1 bên cơ thể

- Nhìn mờ hoặc mất thị lực ở 1 hoặc cả hai mắt

- Lú lẫn và mất trí nhớ

- Cảm thấy chóng mặt hoặc ngã

- Đau đầu dữ dội

Các triệu chứng của đột quỵ đôi khi có thể dừng lại sau một thời gian ngắn, vì vậy bạn có thể nghĩ rằng mình ổn. Ngay cả khi điều này xảy ra, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Đột quỵ có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu bạn lớn tuổi, nhưng nó có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại