Phát hiện 2 "chiếc phễu" kỳ lạ trên sao Hỏa có thể ẩn chứa sự sống

Cẩm Mai |

Trên bề mặt sao Hỏa có một chỗ đất trũng xuống như chiếc phễu, có thể đang ẩn chứa những thành phần cấu thành sự sống.

Cái phễu đó được gọi là lòng trũng Hellas do núi lửa dưới sông băng tạo thành. Nhưng hiện nay các nhà nghiên cứu đã thực hiện phân tích kỹ lưỡng bằng hình ảnh lập thể và mô hình nổi kỹ thuật số.

Phát hiện 2 chiếc phễu kỳ lạ trên sao Hỏa có thể ẩn chứa sự sống - Ảnh 1.

Ảnh chụp 2 chỗ trũng hình phễu Hellax (bên trái) và Ngân hà Fossae (bên phải) trên bề mặt sao Hỏa.

Cuộc nghiên cứu mới cho thấy chỗ trũng có nhiều dấu hiệu núi lửa giống như hố băng trên Trái Đất. Nghĩa là nó có thể tạo ra môi trường ấm áp đủ để chứa đựng nước lỏng và chất dinh dưỡng.

Chỗ trũng này được phát hiện ra lần đầu tiên vào năm 2009, khi các nhà nghiên cứu thấy những đặc điểm như vết nứt trên ảnh do tàu quỹ đạo sao Hỏa Reconnaissance chụp được, giống như hố băng ở Iceland và Greenland.

Những kết cấu này hình thành trên Trái Đất khi núi lửa phun trào dưới băng. Trên sao Hỏa, điều kiện môi trường này có thể tiềm ẩn sự sống.

Nhà nghiên cứu Joseph Levy thuộc Viện Địa vật lý của trường ĐH Texas (Mỹ) nói: "Chúng tôi đã vẽ ra chỗ trũng này vì có vẻ như nó chứa những thành phần cho sự sống, như: nước, nhiệt lượng và chất dinh dưỡng".

Phát hiện 2 chiếc phễu kỳ lạ trên sao Hỏa có thể ẩn chứa sự sống - Ảnh 2.

Chỗ trũng hình cái phễu được phát hiện trong hố trên vùng lòng chảo Hellas, xung quanh đó là chất lắng đọng của sông băng cổ đại.

Các nhà nghiên cứu còn để ý tới chỗ trũng khác nữa giống như thế trong khu vực Ngân hà Fossae. Địa hình kỳ lạ này rất thu hút các nhà khoa học. Chúng nứt đồng tâm trông như mắt bò và giống hoa văn bằng các vật liệu trên Trái Đất.

Các nhà nghiên cứu đã tạo ra mô hình nổi kỹ thuật số bằng những cặp ảnh độ phân giải cao cho phép phân tích hình khối 3D và kết cấu chỗ trũng.

Việc này làm cho ảnh rõ hơn nhờ các đặc điểm vốn có của núi lửa hoặc ảnh hưởng tạo ra. Qua cách phân tích này, các nhà nghiên cứu đã thấy cả hai chỗ trũng đều có hình phễu, càng sâu xuống thì càng thu hẹp lại.

Nhưng 2 hình phễu lại được hình thành khác nhau. Mảnh vỡ quanh chỗ trũng Ngân hà Fossae gây tác động, còn chỗ trũng Hellas có nhiều dấu hiệu núi lửa. Những chỗ trũng này đều được coi là tiềm ẩn sự sống, nhất là chỗ trũng Hellas.

Các nhà khoa học khác cũng nhất trí như vậy.

Nhà nghiên cứu núi lửa Gro Pederson thuộc trường ĐH Iceland, dù không tham gia cuộc nghiên cứu nhưng ông vẫn nói rằng: "Những đặc điểm đó giống với hố băng trên Trái Đất và rất đáng lưu tâm vì có thể cho thấy sự giao thoa giữa băng và núi lửa".

Họ ngạc nhiên vì nhận thấy sự tan chảy ở giữa hố làm mất băng và vật liệu chảy sang phía bên kia. Băng tan làm kích thước hố rộng hơn.

Nguồn: Daily Mail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại