Thông tư số 36/2010 và Thông tư số 15/2014 của Bộ Công an đã chính thức được đưa vào áp dụng. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nhiều người dân đem phương tiện thuộc diện xe máy điện đến cơ quan chức năng đăng ký.
Trao đổi với báo giới ngày 5/6, Trung tá Đinh Thanh Thảo – Đội trưởng đăng ký quản lý xe Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho rằng việc đăng ký xe máy điện đã được Bộ Công an quy định từ thông tư số 36/2010 trước đó, nhưng trên thực tế hiện nay nhiều người dân vẫn chưa hiểu thế nào là xe máy điện, thế nào là xe đạp điện.
Trong quy định của Luật giao thông đường bộ, xe đạp điện chạy bằng điện và khi hết điện vẫn có thể lưu thông được bằng bàn đạp. Theo đó, quy định của luật trên là xe thô sơ nên không thuộc đối tượng phải đăng ký, gắn biển số.
Theo Trung tá Thảo, kiểu dáng của xe máy điện rất giống xe tay ga. Trên thực tế hiện nay có một số học sinh điều khiển xe đạp điện đã tự ý tháo bàn đạp, lắp một miếng nhựa vào bàn đạp để che đi cái chỗ “khuyết”, nên quá trình xử lý vi phạm đã dẫn tới sự nhầm lẫn, xe không có bàn đạp là xe máy điện.
Để tháo gỡ vấn đề này, Trung tá Thảo nói: thủ tục đăng ký xe máy điện thì ngay trong Thông tư số 36/2010 và Thông tư số 15/2014 chỉ nhắc lại đối với các trường hợp xe máy điện thiếu giấy tờ, chứng từ nguồn gốc sử dụng trước ngày 1/7/2009 có xác nhận của chính quyền địa phương thì giải quyết đăng ký, cấp biển số.
Tuy nhiên, Trung tá Thảo cũng khẳng định hiện trên các tuyến đường ở Hà Nội chủ yếu là xe đạp điện. Không khó để phân biệt giữ hai loại phương tiện này, bởi vì xe máy điện thường có hình dáng bề ngoài rất giống với xe máy thông dụng. Còn về thủ tục đăng ký xe máy điện cũng giống như đăng ký xe máy.
Clip Trung tá Thảo nói về xe đạp điện và xe máy điện.
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA