Vụ xử Lý Nguyễn Chung: Những người tiếp tay sẽ bị xử thế nào?

Hoàng Đan |

Theo Luật sư Bách, do thời hiệu truy cứu đã hết nên các cơ quan tố tụng không thể khởi tố vụ án, bị can, truy cứu trách nhiệm với những người tiếp tay cho Lý Nguyễn Chung bỏ trốn.

Dư kiến, phiên toà xét xử Lý Nguyễn Chung – hung thủ trong vụ án oan ở Thôn Me, Việt Yên, Bắc Giang sẽ diễn ra vào ngày 29/9. Xung quanh phiên tòa này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ - Luật sư Nguyễn Hồng Bách - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật hợp danh Hồng Bách và cộng sự (Đoàn Luật sư Hà Nội).

Có nhiều ý kiến cho rằng nếu Chung chỉ bị xử lý 12 năm tù thì quá nhẹ, điều đó không mang tính răng đe. Vậy luật sư có ý kiến gì về việc pháp luật quy định việc xử lý các bị cáo ở độ tuổi vị thành niên  ?

Thạc sĩ. Luật sư Nguyễn Hồng Bách: Luật Hình sự Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực chung của luật hình sự thế giới, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, cũng như các đặc diểm kinh tế, văn hoá và xã hội của nước ta.

Nhiều các văn bản pháp lý quốc tế (Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Công ước quốc tế về đấu tranh chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên Hiệp Quốc...), cũng như các văn bản pháp lý của Việt Nam (Bộ luật Dân sự, Luật chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Hình sự...) đều quy định người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi.

Các Điều ước quốc tế có liên quan đều có những quy định mang tính nhân đạo, không cho phép áp dụng hình phạt tử hình và tù chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội. “Không có trẻ em nào phải chịu sự tra tấn, đối xử, trừng phạt, độc ác, vô nhân đạo hay làm mất phẩm giá.

Sẽ không xử án tử hình hoặc tù chung thân không có khả năng phóng thích vì những hành động phạm pháp do người dưới 18 tuổi gây ra”. (Điều 37a Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em, có hiệu lực từ ngày 02/9/1990. Việt Nam phê chuẩn ngày 20/2/1990)...

Luật sư Nguyễn Hồng Bách

Luật sư Nguyễn Hồng Bách

Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, ở độ tuổi này, các em chưa có sự phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý và thể chất, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi còn nhiều hạn chế, dễ bị kích động, lôi kéo thực hiện các hành vi trái pháp luật nhưng ý thức phạm tội không bền vững, có khả năng giáo dục và cải tạo, để hoà nhập cộng đồng, trở thành các công dân có ích cho xã hội.

Mặt khác,vì chưa phát triển hoàn thiện về nhân cách và nhân thức nên người chưa thành niên cần sự giúp đỡ, giáo dục và định hướng của gia đình, nhà trường và xã hội.

Chính vì vậy, Luật hình sự hiện hành đã có một chương riêng về việc xử lý người chưa thành niên phạm tội (Chương X). Điều 69 BLHS quy định những “nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội”, theo đó:  Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.  

Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.

Luật sư của Lý Nguyễn Chung nói gì sau khi gặp thân chủ? Luật sư của Lý Nguyễn Chung nói gì sau khi gặp thân chủ?

(Soha.vn) - Theo luật sư Hiển, trong buổi làm việc, Chung đã thừa nhận hành vi giết chị Hoan và mong muốn được gửi lời xin lỗi tới ông Nguyễn Thanh Chấn.

Sau khi lẩn trốn 10 năm trời, Lý Nguyên Chung mới ra đầu thú và sẽ bị xét xử về tội lỗi mà mình đã phạm phải. Nhưng xin hỏi luật sư là liệu không phải là 10 năm mà là 20 hay 30 năm, tội lỗi của Chung mới bị phát giác thì khi đó Chung có bị xử lý hình sự hay không? Pháp luật hình sự có quy định gì về thời hiệu xét xử như vậy không và hành vi trốn tránh của Chung sẽ bị xử lý như thế nào, có cấu thành một tội danh nào không hay chỉ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?

Thạc sĩ. Luật sư Nguyễn Hồng Bách: Theo Khoản 3 Điều 8 BLHS, các tội phạm mà Chung bị khởi tố, truy tố và xét xử đều là các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, theo quy định tại Điều 23 BLHS, thời hiệu truy cứu TNHS đối với Chung là 20 năm, tính từ ngày tội phạm được thực hiện.

Mặc dù Chung đã có hành vi trốn tránh nhưng vì hành vi giết người và cướp tài sản của Chung không bị phát giác và không có lệnh truy nã.

Do đó, theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 BLHS, nếu trong thời gian trốn tránh mà Chung không phạm tội mới mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì qua 20 năm, 30 năm sẽ hết thời hiệu truy cứu TNHS đối với Chung. Khi đó, theo quy định tại Điều 107 Bô luật TTHS các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ không thể khởi tố vụ án, cũng như xử lý TNHS đối với Chung.

Xét về tâm lý tội phạm thì hành vi trốn tránh của Chung là phản ứng tự nhiên của tội phạm. Trách nhiệm chứng minh tội phạm và người phạm tội thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc các cơ quan tiến hành tố tụng không xác định được Chung là thủ phạm mà lại điều tra, truy tố và xét xử oan với ông Chấn là lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Bên cạnh đó, Chung chỉ có hành vi là bỏ trốn vào Đắc Lắc sinh sống, không hề có dùng bất kỳ thủ đoạn nào khác nhằm che giấu tội phạm. Do đó, khó có thể áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS “có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.” theo quy định tại Điểm O Khoản 1 Điều 48 BLHS đối với Chung.

Với việc ra đầu thú, Chung sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ TNHS theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 BLHS.

Thưa luật sư, tại thời điểm gây án, Lý Nguyên Chung đã định ra đầu thú nhưng anh trai đã ngăn cản và đưa Chung đi trốn ở Tây Nguyên, bản thân bố đẻ và mẹ kế của Chung tuy biết Chung đã gây án nhưng lại không tố giác. Có ý kiến cho rằng phải xử lý những người đã tiếp tay cho Chung lẩn trốn đồng thời xử lý cả những người làm trong công việc tòa án, công an, viện kiểm sát, cơ quan tố tụng xử một vụ việc oan sai cho người ta, gây hậu quả nghiêm trọng. Luật sư nghĩ sao ?

Vụ ông Chấn: Lý Nguyễn Chung bị những cơn ác mộng dày vò Vụ ông Chấn: Lý Nguyễn Chung bị những cơn ác mộng dày vò

Hàng đêm Chung bị những cơn ác mộng dày vò. Trong cơn ác mộng, điều khủng khiếp nhất ám ảnh Chung là khi mọi người biết chuyện sẽ bỏ rơi, xa lánh anh ta.

Thạc sĩ. Luật sư Nguyễn Hồng Bách: Các tội phạm mà Chung thực hiện đều là các tội đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, hành vi của những người thân trong gia đình, biết việc Chung có hành vi giết người và cướp tài sản nhưng đã không tố giác, giúp đỡ Chung bỏ trốn là có dấu hiệu cấu thành “Tội che giấu tội phạm” theo quy định tại Điều 313 BLHS và “Tội không tố giác tội phạm” theo quy định tại điều 314 BLHS. Tuy nhiên, từ khi vụ án xảy ra (ngày 15/8/2003) đến ngày Chung ra đầu thú (ngày 25/10/2013) đã là hơn 10 năm.

Trong khi đó, theo quy định tại Điều 8 BLHS, hành vi phạm “Tội che giấu tội phạm” và “Tội không tố giác tội phạm” của những người này là tội phạm ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng. Do đó, theo quy định  tại Điều 23 BLHS, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (05 năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng và “10 năm đối với các tội phạm nghiêm trọng” đã hết.

Anh Lý Văn Phúc còn có hành vi nhận 02 chiếc nhẫn do Chung cướp được, rồi đi vay tiền giúp Chung trốn vào Đắk Lắk. Hành vi này của anh Phúc còn có dấu hiệu cấu thành “Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo quy định tại Điều 250 BLHS. Tuy nhiên, anh Phúc đã chết (khoảng năm 2005)

Chính vì vậy, theo quy định tại Khoản 5 và Khoản 7 Điều 107 của Bộ luật TTHS, các cơ quan tiến hành tố tụng không thể khởi tố vụ án, khởi tố bị can và truy cứu TNHS đối với những người này.

Còn những người tiến hành tố tụng mà làm sai thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về một vụ án khác. Trên thực tế thì các cơ quan có thẩm quyền cũng đang tiến hành điều tra và xử lý những người có liên quan đến sai phạm này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại