"Tiết lộ" phía sau những tử tù phải hành hình ở pháp trường

Y. Dương (Tổng hợp) |

(Soha.vn) - Có tử tù vẫn kịp nói "vĩnh biệt" trước khi bị bắn, có nữ tử tù đã liên tục ngất xỉu khi nhìn thấy quan tài chờ sẵn ở pháp trường...

Quãng thời gian khủng khiếp nhất của các tử tù

Theo thông tin trên tờ Đời sống & Pháp luật, quãng thời gian 2-3 giờ sáng là thời gian khủng khiếp nhất của các tử tù. Họ sống trong sự sợ hãi đến nghẹt thở, trong nỗi thấp thỏm chờ đợi... "thần chết gõ cửa". Sau khoảng thời gian này, chờ đợi đến chừng 4 giờ sáng mà không thấy tiếng mở khóa lách cách, tiếng cọt kẹt của cánh cửa nặng nề nơi khu xà lim mở ra khép lại là các tử tù thở phào nhẹ nhõm. Cuộc cuộc sống của họ lại được kéo dài thêm một ngày nữa. 

Cũng theo nguồn trên, trong những ký ức nơi trường bắn, Thượng tá Hồ Như Vọng (Gia Lâm, Hà Nội, người có gần 40 năm gắn bó với trường bắn) cũng từng thấy rờn rợn khi phải đối mặt với nữ tử tù.

Ông kể, Lại Thị Ngấn (Châu Giang, Hưng Yên) là một đồng phạm trong đường dây ma tuý của Vũ Xuân Trường. Khi bị tuyên án tử, người đàn bà này vẫn tỏ vẻ lạnh tanh. Thế nhưng, đêm đến, người này sợ hãi đến mềm nhũn người, không thể bước đi nổi, hai tay cứ bấu chặt lấy người quản giáo.

Trước khi thi hành án, Ngấn sợ hãi đến mức đũng quần luôn ướt sũng. Người nữ quản giáo phải thay cho Ngấn mấy lần quần mới. Tới pháp trường, nhìn thấy bảy chiếc quan tài đỏ chờ sẵn, Ngấn sợ hãi đến ngất xỉu. Người quản giáo phải bấm, day mạnh vào huyệt nhân trung cho thị tỉnh lại. Đến khi buộc vào cọc tại trường bắn thì Ngấn trông như một cái xác không hồn. Rạng sáng ngày 3/3/1998, một loạt súng vang lên kết thúc cuộc đời của con người tội lỗi, tự loại mình ra khỏi xã hội.

Trường bắn Long Bình. (Ảnh: Người Lao Động)
Trường bắn Long Bình. (Ảnh: Người Lao Động)

Tử tù nói 3 tiếng "vĩnh biệt" trước khi bị bắn

Đây trường hợp duy nhất xảy ra trong nghiệp cầm súng bắn tử tù của Trung tá N.D.P. (người có thâm niên trên 10 năm khoác áo lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp với gần chục lần vác súng ra pháp trường thi hành tử tội).

Tờ An ninh thế giới đã ghi lại những chia sẻ, diễn biến tâm lý của Trung tá P. về một vụ hành hình, trong đó có đoạn: "Đêm đã chuyển canh, tôi vắt tay lên đầu hình dung cảnh giương súng ở pháp trường. 

Thời gian chuyển dần về sáng, mệnh lệnh sắp thực thi. Có tiếng còi rú phía đầu sân. Tất cả chiến sỹ thuộc Đội Cảnh sát cơ động được giao nhiệm vụ bắn kẻ tử tội nhanh chóng có mặt, xếp hàng ngay ngắn. Họ cẩn thận kiểm tra, lau chùi súng một lần nữa rồi cho vào thùng dong thẳng ra pháp trường.

Pháp trường Thạch Ngọc trời tờ mờ, trông xa không rõ mặt người. Hừng đông không lộ sáng bởi những đám mây đen vần vũ phía xa. Tên tử tội đã được anh em quản lý trại giam cho dựa cột, bịt mắt. Hội đồng thi hành án đã có mặt đủ. Mệnh lệnh thi hành án bắt đầu. Cả pháp trường thinh lặng. Tử tội bị trói chặt chân tay vẫn cố sức gượng gạo. P. nâng súng hướng vào điểm ngắm. Mệnh lệnh vang lên. Bỗng từ phía cột, vọng lên ba tiếng "vĩnh biệt, vĩnh biệt, vĩnh biệt". Ba loạt đạn đồng thanh, kẻ ác bị loại bỏ"...

Mộ một tử tù bị bới trộm tại pháp trường Long Bình năm 2004 - Ảnh tư liệu của Bảo Trâm/ Tuổi Trẻ
Mộ một tử tù bị bới trộm tại pháp trường Long Bình năm 2004 - Ảnh tư liệu của Bảo Trâm/ Tuổi Trẻ

Chuyện trộm xác nơi pháp trường

Tờ Tuổi Trẻ viết: Sáu Sang (người đàn ông chạy xe ôm ở ấp Bến Đò phường Long Bình, TP.HCM) chính là một trong những người đã tham gia vụ đào trộm xác Năm Cam và đàn em tháng 6/2004. Nhóm của Sáu Sang rồi một nhóm trước nữa do một đàn anh tên Sáu Bông cầm đầu vào những năm 1998-1999 đã từng đào bới hơn 40 mộ. Từ mộ Phạm Huy Phước đến Năm Cam và đàn em, rồi Tăng Minh Phụng...  Công an TP.HCM vào cuộc điều tra và xác định xác Năm Cam và đàn em đã được thuê đào bới với giá hơn 250 triệu đồng. Dư luận ngày đó không chỉ râm ran với việc xác Năm Cam và đàn em bị đào bới mà còn bức xúc vì mộ Hưng mi nhon (một đàn em khác của Năm Cam) bị kẻ xấu đập phá tan tành, chỉ vì gia đình không thuê bốc xác, tự xây mộ ngay trong pháp trường.

Từ ngày 1/7/2011, theo quy định, nước ta sẽ không tiếp tục áp dụng biện pháp xử bắn tử tù mà thay vào đó là tiêm thuốc độc. Từ ngày 27/6/2013 việc thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc được áp dụng theo Nghị định số 47/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 82/2011). Theo Nghị định số 47/2013/NĐ-CP, lúc thi hành án tử hình mỗi tử tù sẽ được tiêm 1 liều bao gồm 3 loại thuốc sau: Thuốc làm mất trí giác; Thuốc làm liệt hệ vận động; Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

(Tổng hợp từ Đời sống & Pháp luật/ Tuổi Trẻ/An ninh thế giới cuối tháng)

>> Xem thêm clip: Thi hành án tử hình kẻ giết người (Nguồn: THVL)

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại