Trong số đó, có vụ đã đóng hồ sơ, có vụ đến nay vẫn không thể giải quyết bởi những tình huống, tình tiết tréo ngoe.
Giao ca người tình
Cuối năm 2011, TAND tỉnh Bạc Liêu xét xử phúc thẩm một vụ án “Cố ý gây thương tích” gây xôn xao dư luận bởi tính chất của câu chuyện xưa nay chưa từng xảy ra ở xứ này.
Theo hồ sơ vụ án, sau khi ly hôn, bà L. đi bán vé số và gặp ông K. gần 50 tuổi, cũng nửa đường gãy gánh. Cả hai nhanh chóng nảy sinh tình cảm. Sau một thời gian, bà L. quyết định dọn đến sống chung với ông K.
Khi đến nhà ông K., bà L. phát hiện ông đang sống chung như vợ chồng với bà T. Cả hai người phụ nữ đều không muốn xa ông và ông cũng không muốn mất ai trong hai người. Do đó, cả ba thống nhất: Mỗi bà sẽ được đến ăn ở và “tình thương mến thương” với ông K. một ngày. Hôm nay, bà T. được ở với ông K. thì hôm sau đến phiên bà L. Đặc biệt, hai bà còn giao ước: Không ai được để lại bất cứ đồ dùng cá nhân nào ở nhà ông K.
Thời gian đầu, mọi chuyện diễn ra trật tự, êm thấm. Hai bà cứ vậy lặng lẽ... giao ca. Cuộc sống “một ông hai bà” không xảy ra bất cứ rắc rối gì khiến hàng xóm ngạc nhiên. Có người còn khen ông K. giỏi dàn xếp chuyện tình cảm. Thế nhưng, việc đó không duy trì được lâu.
Một tối, đến phiên mình, bà L. bắt xe ôm tới nhà ông K. Đến nơi, bà L. được người hàng xóm báo lại: Đêm qua, bà T. đã xé rách chiếc áo ngủ của bà L. để quên ở nhà ông K.
Tiếc chiếc áo ngủ vừa dành dụm mua được, bà L. nổi cơn tam bành, lấy một lưỡi lam và tức tốc đi tìm bà T. “tính sổ”. Gặp bà T. đang ngồi nói chuyện với mấy người trong xóm, bà L. giấu lưỡi lam trong tay, đến truy bà T. tại sao dám xé chiếc áo ngủ. Hai người cự cãi rồi xông vào đánh nhau kịch liệt. Bà T. đánh bà L. ngã xuống đất rồi ngồi đè lên người. Ngay lập tức, bà L. dùng lưỡi lam rạch nhiều nhát vào mặt và người bà T. Sau khi gây án, bà L. bỏ trốn.
Bà T. được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Kết luận giám định bà T. bị 3 vết sẹo ở má trái, 1 vết sẹo ở cổ trái, ảnh hưởng thẩm mỹ, tỉ lệ thương tật 20%. Trong phiên xử sơ thẩm tháng 12-2010, TAND TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu phạt bà L. 2 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”.
Bà T. làm đơn kháng cáo, yêu cầu tòa phúc thẩm tăng hình phạt đối với bà L., đồng thời đòi bồi thường tiền đi thẩm mỹ viện để “làm đẹp”, tổn thất tinh thần, ngày công lao động trong thời gian điều trị. Tuy nhiên, TAND tỉnh Bạc Liêu xét xử phúc thẩm quyết định giữ y án sơ thẩm.
Cuối năm 2011, TAND tỉnh Bạc Liêu xét xử phúc thẩm một vụ án “Cố ý gây thương tích” gây xôn xao dư luận bởi tính chất của câu chuyện xưa nay chưa từng xảy ra ở xứ này.
Theo hồ sơ vụ án, sau khi ly hôn, bà L. đi bán vé số và gặp ông K. gần 50 tuổi, cũng nửa đường gãy gánh. Cả hai nhanh chóng nảy sinh tình cảm. Sau một thời gian, bà L. quyết định dọn đến sống chung với ông K.
Khi đến nhà ông K., bà L. phát hiện ông đang sống chung như vợ chồng với bà T. Cả hai người phụ nữ đều không muốn xa ông và ông cũng không muốn mất ai trong hai người. Do đó, cả ba thống nhất: Mỗi bà sẽ được đến ăn ở và “tình thương mến thương” với ông K. một ngày. Hôm nay, bà T. được ở với ông K. thì hôm sau đến phiên bà L. Đặc biệt, hai bà còn giao ước: Không ai được để lại bất cứ đồ dùng cá nhân nào ở nhà ông K.
Thời gian đầu, mọi chuyện diễn ra trật tự, êm thấm. Hai bà cứ vậy lặng lẽ... giao ca. Cuộc sống “một ông hai bà” không xảy ra bất cứ rắc rối gì khiến hàng xóm ngạc nhiên. Có người còn khen ông K. giỏi dàn xếp chuyện tình cảm. Thế nhưng, việc đó không duy trì được lâu.
Một tối, đến phiên mình, bà L. bắt xe ôm tới nhà ông K. Đến nơi, bà L. được người hàng xóm báo lại: Đêm qua, bà T. đã xé rách chiếc áo ngủ của bà L. để quên ở nhà ông K.
Tiếc chiếc áo ngủ vừa dành dụm mua được, bà L. nổi cơn tam bành, lấy một lưỡi lam và tức tốc đi tìm bà T. “tính sổ”. Gặp bà T. đang ngồi nói chuyện với mấy người trong xóm, bà L. giấu lưỡi lam trong tay, đến truy bà T. tại sao dám xé chiếc áo ngủ. Hai người cự cãi rồi xông vào đánh nhau kịch liệt. Bà T. đánh bà L. ngã xuống đất rồi ngồi đè lên người. Ngay lập tức, bà L. dùng lưỡi lam rạch nhiều nhát vào mặt và người bà T. Sau khi gây án, bà L. bỏ trốn.
Bà T. được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Kết luận giám định bà T. bị 3 vết sẹo ở má trái, 1 vết sẹo ở cổ trái, ảnh hưởng thẩm mỹ, tỉ lệ thương tật 20%. Trong phiên xử sơ thẩm tháng 12-2010, TAND TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu phạt bà L. 2 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”.
Bà T. làm đơn kháng cáo, yêu cầu tòa phúc thẩm tăng hình phạt đối với bà L., đồng thời đòi bồi thường tiền đi thẩm mỹ viện để “làm đẹp”, tổn thất tinh thần, ngày công lao động trong thời gian điều trị. Tuy nhiên, TAND tỉnh Bạc Liêu xét xử phúc thẩm quyết định giữ y án sơ thẩm.
Trâu đi... thẩm mỹ viện
Vụ án hy hữu xảy ra ở huyện Vĩnh Thuận - Kiên Giang đã hơn 10 năm nhưng đến nay, người bị “oan” vẫn chưa đòi được quyền lợi. Vào tháng 5-1996, ông Lê Thanh Hùng (SN 1964, ngụ xã Hòa Lợi, huyện Giồng Riềng - Kiên Giang) sang huyện Vĩnh Thuận mua một đôi trâu đực với giá 18 chỉ vàng để cày bừa thuê.
Hai năm sau, ông Hùng mang đôi trâu qua xã Vĩnh Bình Nam, huyện Vĩnh Thuận làm thuê. Đêm 28-9-1998, ông Hùng ghé lại nhà một người quen xin nghỉ qua đêm. Rạng sáng hôm sau, khi ông Hùng còn ngái ngủ thì cán bộ ấp, xã đến đòi kiểm tra đôi trâu vì một nông dân khác là ông Châu Văn Chiểu tố cáo 1 trong 2 con trâu của ông Hùng là con trâu mà ông này đã bị mất trước đó.
Sau khi kiểm tra, trưởng Công an xã Vĩnh Bình Nam đã lập biên bản tạm giữ đôi trâu và giấy CMND của ông Hùng, giao cho chủ nhà ông Hùng ngủ nhờ tạm thời nuôi giữ trong thời gian điều tra với tiền công là 30.000 đồng/ngày; đồng thời, đưa ra giao ước: Bên nào thua kiện thì phải trả tiền nuôi trâu.
Ba tháng sau, công tác điều tra không chứng minh được ông Hùng mua trâu gian nên Công an xã Vĩnh Bình Nam đã trả đôi trâu lại cho ông Hùng. Không được bồi thường do mất thu nhập từ đôi trâu, tốn kém đi lại và bị giữ luôn cả chiếc chẹt thuê của người khác làm phương tiện chở trâu, ông Hùng nộp đơn kiện đến TAND huyện Vĩnh Thuận, đòi ông Chiểu bồi thường.
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 7-9-1999, TAND huyện Vĩnh Thuận đã nhận định đôi trâu của ông Hùng không phải là trâu gian. Bằng chứng là trâu của ông Chiểu bị tét môi, trong khi đôi trâu của ông Hùng môi miệng đều lành lặn. Thế nhưng, trưởng Công an xã Vĩnh Bình Nam vẫn nói với ông Hùng: “Trâu anh đi thẩm mỹ viện”. Để làm sáng tỏ thêm một vài tình tiết của vụ kiện, tòa tuyên bố tạm hoãn xử, sau đó hồ sơ được trả lại cho công an huyện và công an huyện đã gửi lên công an tỉnh. Đến nay, vụ án vẫn giậm chân tại chỗ.
Vợ bạo hành chồng
Ở tỉnh Bình Dương, tòa án vừa đưa ra xét xử vụ án khá hy hữu là vợ bạo hành chồng. Ngày ra tòa, vợ chồng già không ai nhìn ai, còn con cháu thì cứ nháo nhào vì không biết phải đứng về phía nào.
Trước đó, do tuổi cao không đủ sức khỏe để lao động, vợ chồng ông P.V.P và bà N.T.S quyết định bán đất. Sau khi chia tài sản cho các con, cả hai dự định sẽ gửi ngân hàng số tiền còn lại để lấy lãi sinh sống. Thế nhưng, sau khi bán đất, ông P. lại mang tiền đi sống chung với một cô tiếp viên cà phê xinh đẹp. Biết chuyện, bà S. bị sốc và ốm nằm liệt giường mấy tháng trời. Về phần ông P., sau khi bị cô tiếp viên xa lánh, ông tiu nghỉu trở về nhà và được bà S. đồng ý với mục đích “sẽ cho ông một bài học”.
Từ đó, bà S. thường hay “đá thúng, đụng nia” mỗi khi không vừa ý điều gì và mọi chuyện cơm nước trong nhà đều do ông P. lo. Nhiều đêm, đang ngủ, bà S. dùng cán dao đánh nhiều cái vào chân ông P. cho đã tức vì đôi chân ấy đã bỏ bà ra đi. Có lần, bà S. đánh mạnh tay quá nên ông P. phải bó bột chân cả tháng trời. Ông P. tạm lánh sang nhà con gái ở nhưng vẫn không tránh khỏi, mỗi khi nhớ lại chuyện cũ, bà S. lại đánh ông gây thương tích.
Hết chịu nổi, ông P. quyết định trình báo công an và bà S. bị khởi tố về hành vi “Cố ý gây thương tích” nhưng được tại ngoại. Với nhiều tình tiết giảm nhẹ, bà S. chỉ bị phạt 3 tháng 24 ngày tù. Khi phiên tòa kết thúc, ông P. và bà S. ra về với những bước chân nặng nề vì phải trả giá cho cách cư xử thiếu tế nhị trong cuộc sống hôn nhân.