Không phải chỉ đến vụ án muaban24 bị bóc gỡ thì người ta mới biết đến sự sụp đổ của một kiểu kinh doanh đã tồn tại từ rất lâu mà trước kia cũng từng có những vụ án bị công an đánh sập.
Đường dây kinh doanh đa cấp lừa đảo "siêu khủng"
Công an TP. Hà Nội vừa có thông báo về kết quả bước đầu điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức kinh doanh đa cấp đặc biệt lớn với gần 90.000 bị hại ở các tỉnh, thành phố trong toàn quốc.
Đây là vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức kinh doanh đa cấp trên mạng internet với sản phẩm là gói dịch vụ du lịch đặt phòng 4 ngày, 3 đêm do tập đoàn Diamond Holiday Travel (DHT) Hoa Kỳ cung cấp.
Diamond Holiday Travel một thời đình đám
Trước
đó từ cuối năm 2010, Công an quận Long Biên phát hiện
đối tượng Nguyễn Thị Bắc - Giám đốc Công ty CP Thương mại và du lịch
Thượng Hải
có nhiều nghi vấn về hoạt động tín dụng đen và có dấu hiệu của tội phạm
lừa đảo dạng kinh doanh đa cấp.
Kết quả công tác điều tra xác định đối tượng Lâm Phúc Hùng và Nguyễn Thị Bắc có quan hệ mật thiết với nhau. Qua điều tra, cảnh sát đã khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 5 kẻ cộm cán giữ vai trò lãnh đạo trong đường dây này gồm:
Lâm Phúc Hùng (Tổng GĐ Công ty TNHH Diamond Holiday Đông Nam Á), Phạm Hồng Thanh (GĐ Công ty), Nguyễn Thị ái Dân (Nguyên là Chủ tịch HĐQT), Nguyễn Thị Bắc (Giám đốc công ty CP thương mại và du lịch Thượng Hải), Phạm Thị Thủy (Phó giám đốc công ty Du Lich Vitex).
Cơ quan công an đọc lệnh khám xét đối với ông Hùng
Kết quả điều tra bước đầu xác định, tổ chức này đưa ra loại sản phẩm gọi là “gói dịch vụ đặt phòng” tại các khách sạn 3 đến 5 sao trên phạm vi toàn cầu với mức giá vừa phải (371,4 USD tương đương khoảng 8 triệu đồng) để lôi kéo các bị hại.
Nhiều công ty bán hàng đa cấp tại Việt Nam cũng thường nói về những chuyến du lịch trên những con tàu cực kỳ diễm lệ dành cho nhân viên của mình - Hình minh họa
Trong một thời gian ngắn số lượng bị hại bước đầu xác định đã lên đến 87.000 lượt người ở nhiều địa bàn trong phạm vi toàn quốc với số tiền tới hơn 30 triệu đô la.
Trung Quốc: Cấm hoạt động kinh doanh đa cấp
Từ tháng 11 năm 2005, Trung Quốc đã chính thức cấm hoạt động kinh doanh đa cấp và xếp loại hình kinh doanh này như 1 hình thức lừa đảo. Các nguồn vốn đầu tư vào loại hình kinh doanh này sẽ bị tịch thu không hoàn lại.
Công ty Ann Tai là một minh chứng điển hình. Từ lâu, hãng Ann Tai luôn nổi tiếng với mạng lưới bán hàng hoạt động theo nguyên tắc “thưởng”. Bất kể ai muốn trở thành thành viên của mạng lưới Ann Tai chỉ cần mua một đơn vị quyền hoạt động là sẽ có 10.000 điểm tích luỹ.
Với một lần giới thiệu thành công 2 người tham gia mới mạng lưới, người tham gia đó có quyền nhận tiền thưởng hàng tuần và quyền này là "không hạn chế về phạm vi trong hệ thống đa cấp hoặc giới hạn về thời gian".
Vào năm 1996, Ann Tai đã báo cáo Uỷ ban Thương mại lành mạnh việc hãng thay đổi "hệ thống thưởng không cân bằng" này. Ngay sau khi có báo cáo, Ann Tai đã thay đổi các điều kiện nhận thưởng.
Uỷ ban Thương mại lành mạnh đã cử người đến hiện trường của Ann Tai để kiểm tra những tài liệu tham khảo bằng văn bản này mà Bản quy định Giám sát Bán hàng đa cấp đã yêu cầu chuẩn bị. Ann Tai đã không cung cấp tài liệu để điều tra với lý do rằng họ đã không thể xuất trình thông tin được yêu cầu hàng tháng vì lý do chương trình máy tính liên quan.
Ann Tai đã không tìm cách lấy lại khoản tiền thưởng từ những người tham gia mà lại trừ số tiền thưởng nói trên từ số tiền phải hoàn lại cho bên trả lại hàng. Hành vi này một lần nữa rõ ràng vi phạm Bản quy định Giám sát Bán hàng đa cấp.
Đường dây bán hàng đa cấp lớn nhất nước Mỹ bị triệt phá
Nhắc đến vụ lừa đảotheo kiểu bán hàngđa cấp, có thể nhiều người sẽ khó quên được vụ lừa đảo năm 2008 tại Mỹ, khi mà nhân vật bị bắt chính là cựu Giám đốc một sàn giao dịch điện tử lớn nhất thế giới.
Trong năm 2008, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) ra thông báo bắt giữ ông Bernard Madoff, cựu Giám đốc Nasdaq, sàn giao dịch điện tử lớn nhất thế giới và được coi như là một trong những huyền thoại của Phố Wall, vì hành vi lừa đảo tài chính gây thiệt hại tới 50 tỉ USD.
Theo Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) kết luận thời điểm đó thì đây là vụ lừa đảo lớn nhất tại Mỹ.
Khởi tố vụ án lừa đảo kinh doanh đa cấp Muaban24
Những vấn đề về kinh doanh đa cấp ở Việt Nam thực sự được báo động cho đến khi hệ thống bán hàng của muaban24 bị công an “sờ gáy” và lúc này lộ ra con số quá “khủng” về doanh thu thì nhiều người thực sự giật mình.
Muaban24 thời còn "thịnh vượng"
Bằng chiêu lừa đảo góp hơn 5 triệu để mua 1 gian hàng ảo thì khách hàng sẽ có 1 "chân" trong hệ thống để rồi từ đó cứ đi tìm giới thiệu nhiều người khác vào làm "chân rết" của mình sẽ được hưởng lương lên đến hàng chục triệu đồng 1 tháng.
Cụ thể, nếu giới thiệu hai người tham gia sẽ được nhận 1,5 triệu đồng/người, nếu mỗi chân mời thêm hai người vẫn sẽ được nhận 1,5 triệu đồng/người, mỗi cặp mời thêm 2 người nữa, mỗi đối xứng đó được thêm 320.000 đồng/người.
Lần lượt hệ thống ở các tỉnh bị triệt phá
Mỗi VIP được thưởng từ 198 người dưới cấp, tương đương 99 cặp đối xứng, nhân với khoản thưởng 320.000 người là 31,68 triệu đồng cộng thêm một tài khoản 80 triệu đồng tại ngân hàng.
Sau khi công an phát hiện ta hành vi trốn thuế của công ty này thì mọi việc mới bị vỡ lở ra và mà số tiền các chóp bu thu về khiến cho nhiều người phải "ngã ngửa" vì nó lên đến hơn 600 tỷ đồng.