Hình ảnh đầu tiên về vũ khí nói trên đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông Ukraine và thu hút rất nhiều sự chú ý.
Được biết tổ hợp Malva này thuộc Lữ đoàn pháo binh số 9 của Quân đội Nga, nó đã bị một máy bay không người lái trinh sát tầm xa phát hiện tại Vùng Belgorod.
Cần nhắc lại việc Quân đội Nga đã nhận được lô pháo tự hành 2S43 đầu tiên vào tháng 10 năm 2023 và trước đó, khoảng tháng 7, hệ thống Malva đã hoàn thành các bài thử nghiệm cấp nhà nước kéo dài 3 năm.
Viện nghiên cứu khoa học trung ương Burevestnik bắt đầu phát triển pháo tự hành Malva từ những năm 2010 - như một phần của công trình nghiên cứu và phát triển mang tên Nabrosok, quá trình thử nghiệm đầu vào năm 2020.
2S43 được trang bị pháo 2A64 cỡ 152 mm với nòng dài gấp 47 đường kính (L/47), cũng được sử dụng trên pháo tự hành 2S19 Msta-S và phiên bản kéo của nó 2A65 Msta-B.
Tầm bắn tối đa của lựu pháo với loại đạn nổ mạnh thông thường là 24,7 km và kéo dài lên khoảng 29 km với đạn tăng tầm lắp tầng đẩy phụ.
Mặc dù là pháo tự hành mới, nhưng khi đặt cạnh các loại vũ khí tương tự, chẳng hạn như loại Caesar của Pháp hay Bogdana của Ukraina, nhờ nòng dài (L/52) hơn nên có thể bắn ở khoảng cách lên tới 40 km.
Việc lắp đặt pháo dạng "lộ thiên" mà không có lớp giáp bảo vệ bổ sung hoặc tháp pháo giúp cỗ máy nhẹ hơn. Với cơ số đạn 30 viên, trọng lượng của nó là 32 tấn, nhẹ hơn 25% so với Msta-S dùng khung gầm bánh xích.
2S43 Malva được chế tạo trên khung gầm xe tải BAZ-6010-027, giúp nó rẻ hơn và tăng tốc độ sản xuất.
Pháo tự hành bánh lốp 2S43 Malva của Nga trong quá trình thử nghiệm.